Google công bố báo cáo mới nhất về Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019

Google, Temasek cùng với đối tác mới Bain & Company đã công bố báo cáo mới nhất về Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019 (e-Conomy Southeast Asia 2019), nhấn mạnh những xu hướng nổi bật nhất của ngành công nghiệp số được ghi nhận trong năm 2019 và phân tích tiềm năng hiện tại và tương lai của nền kinh tế số Đông Nam Á tại 6 thị trường lớn nhất bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.Google công bố báo cáo mới nhất về Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019

Việt Nam cùng Indonesia là hai thị trường bứt phá trong xu hướng phát triển nền kinh tế số so với các quốc gia còn lại trong khu vực. Báo cáo cho thấy nền kinh tế số tại Việt Nam đạt 12 tỷ USD năm 2019 và bứt phá lên 43 tỉ USD vào năm 2025, bao gồm các lĩnh vực: thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, và gọi xe công nghệ.

Năm 2019, Việt Nam sở hữu 61 triệu người dùng Internet, trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone), và theo tỉ lệ trung bình trong khu vực, việc sử dụng tập trung vào nhóm các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%), cùng các ứng dụng cho công việc.Google công bố báo cáo mới nhất về Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019

Với hai ‘đầu tàu’ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong 7 thành phố lớn phát triển nền kinh tế số của khu vực, Việt Nam trở thành thị trường đón nhận nguồn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực, với 600 triệu USD đầu tư từ 2018 đến nửa đầu 2019. Số lượng các thương vụ đầu tư ít hơn nhưng giá trị cao hơn trong năm 2019. Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các đầu tư.

Tại Việt Nam, chỉ 1 trong 5 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có sự hiện diện trực tuyến. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chưa sẵn sàng tận dụng được cơ hội hòa mình vào dòng chảy phát triển của nền kinh tế số. Để góp phần giải quyết thách thức này, Google đã triển khai dự án Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 từ năm 2018 với mục tiêu cung cấp các khóa học kỹ thuật số miễn phí từ cơ bản đến nâng cao và cả các khóa học kỹ năng mềm quản lý, lãnh đạo cho  500.000 người lao động của các DNVVN tại Việt Nam. Báo cáo cho đợt khảo sát gần đây nhất về kết quả ban đầu từ chương trình rất lạc quan.Google công bố báo cáo mới nhất về Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019

  • 97% học viên cho biết họ đã cải thiện kỹ năng kỹ thuật số và tự tin ứng dụng kiến thực học được. Họ cũng cảm thấy đã được chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
  • 82% DNVVN tham gia khóa học đã tạo sự hiện diện trực tuyến của mình hoặc cập nhật thêm thông tin trực tuyến của sản phẩm và dịch vụ của mình sau khóa học.
  • 73% DNVVN tham gia nhận thấy sự gia tăng lượng tương tác với khách hàng

Không chỉ với lao động DNVVN,  Google còn chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật số tại Việt Nam, đặc biệt xem giáo dục trẻ em là chìa khóa then chốt của sự phát triển. Dự án “Lập trình Tương lai cùng Google” đã đào tạo miễn phí hơn 10.000 giờ học lập trình cho 1.300 học sinh cấp tiểu học và 30 giáo viên tại 10 trường tiểu học ở TP.HCM, Củ Chi, Vĩnh Long, Tiền Giang khả năng lập trình sáng tạo với ngôn ngữ Scratch, giúp các em kiến thức về lập trình, đam mê khoa học máy tính và tư duy logic, góp phần tạo ra và giúp nuôi dưỡng thế hệ chuyên gia kinh tế số tiếp theo của Việt Nam.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan