Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD

Dưới sức ép quá lớn từ dòng card AMD 5000-Series, NVIDIA tung ra con bài Super để lấp đi các khoảng trống hiện hữu giữa các dòng card đang có của mình và ngăn chặn sự xâm lăng của AMD.

Với bản GTX 1650 Super NVIDIA định hình ra một dòng sản phẩm chuyên trị eSport ở độ phân giải Full HD nhưng với GTX 1660 Super thì khả năng nó còn nhiều hơn thế, ‘xử đẹp’ mọi tựa game chứ không chỉ là eSport. Mà trong một vài tựa game người dùng hoàn toàn có thể đẩy độ phân giải lên đến 2K mà vẫn có được trải nghiệm mượt mà, không giật lag với số FPS không dưới 60.

Để kết hợp được với chiếc card 1660 Super người dùng sẽ cân nhắc đến các bộ PC được trang bị vi xử lí từ Intel Core i5 thế hệ thứ 9 trở lên sẽ là tương xứng nhất, sở hữu 6 nhân 6 luồng Turbo Boost 4.1GHz trong khi mức giá chỉ khoảng 4 triệu đồng, còn GPU Nvidia bản 1660 Super hiện đang có mức giá khoảng 8 triệu đồng tuỳ phiên bản tuỳ thuộc vào thương hiệu mà có mức giá khác nhau, nếu bạn đang hướng đến một bộ máy tính toàn tâm toàn ý để chơi game thì có thể lựa chọn i5 9400F để rẻ hơn bản thường khoảng 1 triệu đồng. Combo i5 9400 bản thường này sẽ phù hợp cho một chút nhu cầu làm việc với sự hỗ trợ từ card đồ hoạ tích hợp với những tính năng đi kèm bổ trợ cho tác vụ làm việc chuyên nghiệp của người dùng.

Thông số kĩ thuật

Intel Core i5 9400

  • Số nhân/Số luồng xử lí: 6/6
  • Nhân đồ họa: Intel UHD Graphics 630
  • Thế hệ: 9, mã Coffe Lake
  • TDP: 65W
  • Xung nhịp cơ bản/ Turbo Boost: 2.90/4.10 GHz

ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 SUPER OC 6GB GDDR6

  • Nhân CUDA: 1408
  • Xung nhịp cơ bản/ Boost: 1530/1785 MHz
  • VRAM: 6GB GDDR6
  • Tốc độ: 14 Gbps
  • Băng thông: 336 GB/s
  • TDP: 125W
  • Nguồn khuyến nghị: 450W (8-pin)

Với combo này sẽ ‘ngốn’ hoảng 12-13 triệu đồng, còn các linh kiện còn lại sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng, khả năng nâng cấp sau này mà hết cả thẩy sẽ rơi vào khoảng 20 triệu đồng chưa bao gồm màn hình.

Thiết lập cấu hình test

  • CPU: Intel Core i5 9400
  • GPU: ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 SUPER OC 6GB GDDR6
  • Mainboard: Asrock B365M Phantom Gaming 4
  • RAM: 2x 8GB Kingston HyeprX Fury 2666MHz
  • Tản nhiệt: Coolermaster T400i
  • Nguồn: 500W

Điểm qua một loạt các tựa game phổ biến hiện nay

Một điều chắc chắn rằng hiện tại không có nhiều tựa game có thể làm khó 1660 Super ở độ phân giải Full HD, nếu có cũng chỉ là do game chưa được tối ưu phần cứng mà điển hình là PUBG hoặc là cái tên mới nổi gần đây là Red Dead Redemption 2 bản PC được đem lên từ console.

Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD
Liên Minh Huyền Thoại hoàn toàn có thể đạt 400 FPS.
Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD
PUBG ổn định ở mức ~100 FPS với thiết lập Ultra ở độ phân giải Full HD.
Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD
Dota 2 bị giới hạn ở 240 FPS nhưng khi thiết lập cao nhất cũng không thể tận dụng hết được toàn bộ hiệu năng 1660 Super mang lại.

Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HDMở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD

Ở độ phân giải Full HD bản 1660 Super hoàn toàn dễ thở hay có thể xem Full HD chỉ là ‘ muỗi’ để FPS tăng lên mức cao nhất có thể để sử dụng trên các màn hình tần số quét cao, cột mốc của 1660 Super này sẽ là 2K mới có thể tận dụng hết được hiệu năng mà NVIDIA trang bị. 

Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD

Ngoài ra cũng có thể thấy nhiệt độ của bản TUF Gaming X3 GTX 1660 Super cũng khá mát ngay cả khi tải nặng, trong quá trình thử nghiệm hiếm khi thấy nhiệt độ vượt 80 mà chỉ trong khoảng 70 là đã là ngưỡng cao nhất. Với các tựa game được thiết lập mức 60 FPS ở độ phân giải Full HD, nhiệt độ hoạt động chỉ là 45 độ, và quạt thì cực kì yên tĩnh có thể xem như đang cưỡi ngựa xem hoa mà chẳng tốn mấy phần ‘công lực’.

Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD
Stress test GPU với Furmark, nhiệt độ ổn định ở khoảng 60-70 độ trong khi quạt mới đạt 50%.

Cũng có thể kể đến đó là nhờ giải pháp tản nhiệt của chiếc card ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 SUPER OC 6GB GDDR6 sử dụng trong bài test.

Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD

Cụm tản nhiệt được thiết kế theo công nghệ DIRECTCU III – ống đồng sẽ trực tiếp tiếp xúc với GPU và mang nhiệt đi nhanh hơn, phần tản to và dày với 3 quạt làm mát nhanh chóng, giữ độ ồn thấp mang đến sự tự tin cho người dùng khi sử dụng các tác vụ của mình.

Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD

Dòng TUF trên GTX 1660 Super cũng nhìn chắc chắn hơn, cảm giác mạnh mẽ hơn với các hoạ tiết được trang trí. Các cánh quạt trên TUF được trang bị khả năng chống bụi IP5X hạn chế tình trạng bụi kẹt vào quạt gây hư hỏng, ảnh hưởng đến khả năng làm mát hệ thống.

[twenty20 img1=”128922″ img2=”128923″ offset=”0.5″]

Phần backplate được làm khá dày, chiếc card này đòi hỏi một nguồn 8-pin để sử dụng.

Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD

Do phần tản nhiệt được che chắn khá kĩ, chỉ chừa lại phần ống đồng để dẫn nhiệt đi ra các lá tản.

Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD

Đầy đủ cổng xuất hình phổ biến cũng là một điểm cộng trên dòng card này, bao gồm DVI, HDMI, và Display Port.

Mở hộp ASUS TUF Gaming X3 GTX 1660 Super OC: Chiến mọi tựa game ở độ phân giải Full HD

Trên thân card cũng được trang bị đèn LED tăng thêm tính thẩm mỹ cho tổng thể bộ máy tính của người dùng, chứ không hoàn toàn là đơn điệu với mức giá gần 8 triệu đồng.

NVIDIA ngay từ khi ra mắt dòng 16-Series Super cũng xác nhận rằng những chiếc card Super không phải ra đời để thay thế 16-Series thông thường, mà chỉ là lấp đi các khoảng trống giữa GTX và RTX.

Một cách rõ ràng nhất về hiệu năng GTX 1660 < GTX 1660 Super < GTX 1660 Ti, GTX 1660 Ti sẽ là sản phẩm tiệm cận nhất với dòng RTX còn 1660 Super sẽ là lấp những khoảng trống theo cách NVIDIA nói. Nếu bạn là game thủ, bạn không Quan tâm đến những con số cái bạn cần và mong đợi là hiệu năng và hiệu năng thì GTX 1660 vẫn là sự lựa chọn tốt hơn bởi mức giá gần như gấp đội lên 2-3 triệu đồng nhưng hiệu năng đánh đổi chỉ là hơn 10%.

Tuy nhiên nếu xét về tầm tiền và muốn xây dựng bộ máy tính tận dụng triệt để số tiền người dùng đang có thì những chiếc card như GTX 1660 Super lại thường là đích đến của người dùng bởi mức giá của nó khi kết hợp các combo sẽ thường vừa đủ, cũng như là mang đến độ tin cậy cao với sản phẩm được xem là ‘nâng cấp’ cho dòng thường trước đó. 

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan