Thực hư chuyện Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Theo một báo từ Nikkei Asian Review, Apple và một số đối tác sản xuất, Foxconn và Pegatron, đã có kế hoạch di chuyển một số hoạt động lắp ráp iPhone sang Mỹ.

donald-trump-apple-1

 

 

Nguyên nhân tạo ra các phỏng đoán này bắt nguồn từ tân tổng thống Hoa Kì, ông Donald Trump. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Trump có những biểu hiện nhằm muốn CEO của Apple, Tim Cook, sẽ nội địa hóa các sản phẩm của mình, cũng như sẽ ban hành một số thứ thuế đối với sản phẩm của các công ty Mỹ nhưng được sản xuất ở nước ngoài. Tuy nhiên, tính đến hiện nay vẫn chưa có bất cứ thông tin xác nhận từ các công ty trên.

Thế kỉ 20 và các công ty sản xuất Mỹ

price-motorola-dynatac-a
Chiếc điện thoại di động đầu tiên do Motorola sản xuất( với linh kiện nhập khẩu)

 

Sau khi thế chiến thứ II kết thúc, hầu như toàn thế giới từ Châu Âu, Châu Á, khu vực Thái Bình Dương đều bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh trong khi Hoa Kì vẫn hầu như nguyên vẹn. Do thế mà hàng hóa từ nước này tràng ra cung ứng cho khắp thế giới, các sản phẩm “ Made in American”, từ ngày đó đã khẳng định được vị trí cũng như chất lượng của mình trên thì trường.

Tuy nhiên, sự trổi dậy của các nền kinh tế mới nổi tại châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ cũng cho thấy tìm năng của mình, vừa là một thì trường lớn với dân số chiếm khoản 35% dân số toàn cầu vừa là nơi cung cấp nhân công với chi phí thấp và cực kì dồi dào. Điều này làm ảnh hưởng khá nhiều đến nhân công có tay nghề tại Mỹ. Tuy nhiên những bước phát triển vượt bật của nước Mỹ những năm 1983 đến 1999 đã khỏa lấp được sự thay đổi này.

Hiện nay, công nghiệp “Dịch Vụ” hay còn gọi là công nghiệp không khói cực kì phát triển, chiếm 80% trong thành phần của nền kinh tế Mỹ. Đặc biệt hơn cả là từ khi Internet được ra đời tạo ra sự phát triển chưa từng có của công nghiệp dịch vụ.

 Di chuyển công nghệ

price-iphon-banner-680

Trong những thập niên 1970 và 1980, Hoa Kì nhập khẩu khá nhiều thiết bị điện tử ( và xe hơi) từ Nhật Bản. Sony là một trong những nhà sản xuất hưởng lợi trực tiếp điều này với các sản phẩm như máy nghe nhạc Walkman hay những chiếc chiếc TV Sony. Ngoài ra, các dàn âm thanh nổi có “độ trung thực cao” từ Sony, Onkyo hay Aiwa… Việc này giúp các sản phẩm gắn mác “Make in Japan” trở thành tiêu chuẩn cho chất lượng từ đồ điện tử đến ô tô trên khắp thế giới.

Việc đưa công nghiệp sản xuất trở lại trên đất Mỹ thời hoàng kim của công nghiệp Mỹ trước kia, nhưng đồng thời cung mang lại khá nhiều vấn đề như nhân công, an toàn lạo động, vấn đề môi trường, thuế, tiền lương… Nên nước Mỹ cần cân nhắc kĩ trước khi thực hiện vấn đề này. Để chứng minh điều này ta có một ví dụ nhỏ sau, giá nhân công có tay nghề tại Mỹ sẽ có mức lương khoản 55,000$ trong khi đó tại Trung Quốc là 14,000$ còn tại Ấn Độ chỉ là 6,200$.

Liệu giá iPhone có tăng?

price-iphone

Nếu không thực hiện yêu cầu trên , mỗi chiếc iPhone sẽ bị đánh thuế 35% làm giá một chiếc iPhone lúc này không còn là 699$ nữa mà tăng lên thành 875$. Hay giả sử một chiếc iPhone được sản xuất với giá 225$ trên một sản phẩm thì lúc này sẽ tăng lên thành 300$. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của Apple đi khá nhiều, đặc biệt hơn sẽ tạo ra cơ hội tốt cho một số nước, trong đó không thể không kể đến Trung Quốc.

Trên thị trường di động các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngày  càng lớn mạnh, các sản phẩm của ZTE, Huawei, và BBK (công ty mẹ của OnePlus, Oppo, và Vivo) có chất lượng cao với giá thành hợp lý chiếm được khá nhiều thiện cảm từ người tiêu dùng, tạo ra mộ sức ép không hề nhỏ với Apple.

Do đó, việc thay đổi này không hề đơn giản, không phải là chuyện một sớm một chiều mà có thể thay đổi được mà đòi hỏi cần có sự cân nhắc hết sức kĩ lưỡng. Một biến động tại nước Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước này mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan