‘Apple đang chịu lỗ khi sửa chữa các thiết bị của mình vì cơ bản họ chẳng biết sửa mà chỉ biết thay thế’ – Louis Rossmann cho biết, và thật sự đối với người dùng các sản phẩm Apple một khi hư hỏng một linh kiện nào đó Apple rất ít khi đưa ra một lựa chọn sửa chữa mà chỉ là thay thế dán mác ‘repair’ – sửa chữa.
Trở lại vài ngày trước, Apple vừa mới trần tình với Quốc Hội Mỹ rằng việc họ sửa chữa một cách độc quyền thông qua các trung tâm uỷ quyền đang không sinh ra lợi nhuận mà còn chịu lỗ.
Nếu quá trình sửa chữa không chính xác đến từng con ốc vít, có thể dẫn đến việc các linh kiện lỏng lẻo và làm hỏng các thành phần quan trọng như pin, dẫn đến sự cố có thể gây thương tích cho người dùng. Vì những lý do này, chúng tôi tin rằng các cửa hàng sửa chữa cần được đào tạo và sử dụng các linh kiện chính hãng”, Apple cho biết.
Nhưng ở phương diện là một người đã sửa chữa rất nhiều các sản phẩm của Apple và nhiều nhất là các dòng MacBook, Youtuber Louis Rossmann cho rằng có 2 trường hợp hoặc là Apple đang nói dối ‘chúng ta’ hoặc cách làm việc của họ chỉ là thay thế mà chẳng biết sửa gì cả – khiến họ đang phải chịu lỗ khi nhận sửa chữa một thiết bị nào đó khi còn bảo hành.
Để dẫn chứng, Youtube này cũng đưa ra các đoạn video hội thoại giữa người dùng và nhân viên của Apple, nhân viên của các trung tâm uỷ quyền khi thông báo về lỗi của thiết bị và các họ ‘sữa chữa’.
Ví dụ đầu tiên đó là một chiếc MacBook Air 2016, vẫn hoạt động bình thường nhưng cáp kết nối giữa pin và logic board bị lỏng, cách sửa chỉ là gắn cho chặt lại mà thôi nhưng phía trung tâm Apple cho biết nó đã ‘gãy’ và sẽ cần ‘thay thế’ mainboard với mức giá $475.
Trường hợp tiếp theo cũng không khả quan cho lắm, với tính trạng màn hình không lên khi khởi động máy hoàn tất. Trung tâm ủy quyền của Apple đã đưa ra đề nghị thay thế toàn bộ logic board và cả cụm màn hình mới, trong trường hợp đã thay thế logicboard mà máy đã hiển thị bình thường thì người dùng sẽ không cần phải thay thế cụm màn hình.
Nhưng thực chất vấn đề được Louis Rossmann này phát hiện đó là chân kết nối giữa màn hình và logicboard đã bị bẻ cong, có thể do quá trình lắp các linh kiện không chính xác và chỉ cần điều chỉnh chân kết nối về đúng vị trí là máy đã có thể sử dụng một cánh bình thường. Mức giá cho logicboard là $600 và cụm màn hình là $500, ngoài ra phía Apple cũng phát hiện ra dấu hiệu quỳ tím hoá đỏ (vào nước) và người dùng sẽ bị phát thêm tiền nhưng Louis Rossmann cho biết nhiều khả năng là thiết bị đã được sử dụng trong các môi trường độ ẩm quá cao kiến quỳ tím hoá đỏ chứ không phải do máy bị vào nước.
Và sau cùng là một trường hợp về chiếc iPhone 6 bị kẹt đầu cắm 3.5mm ở bên trong máy. Sau khi gọi điện cho Apple Authorized (thông qua số điện thoại có tại trang chủ của Apple) nhân viên xử lí cho biết bởi vì chuôi cắm này nằm trực tiếp trên logic board nên người dùng nếu không thể tự lấy ra thì chỉ còn có cách thay toàn bộ logic board mà thôi, mức giá đưa ra là $299. Chưa kể, người dùng cũng cần phải backup toàn bộ dữ liệu của mình trước khi đem đến trung tâm bảo hành của Apple, và họ sẽ không chịu trách nhiệm về dữ liệu của người dùng.
Sau đó Louis Rossmann gọi điện đến một cửa hàng sửa chữa bên ngoài Apple, và họ cho biết với iPhone 6, chuôi cắm tai nghe không được hàn trực tiếp lên logic board và có thể thay thế dễ dàng chỉ $15 bởi một chuôi cắm mới mà không phải thay thế toàn bộ logic board. Và cửa hàng này cũng cho biết nhân viên của Apple đã không đúng khi nói nó nằm trực tiếp trên logic board.
Youtuber này khẳng định, ngay cả khi người dùng đủ tin tưởng đem thiết bị của mình lên trung tâm bảo hành thì nhân viên của Apple cũng không hề hiểu rõ thiết bị của họ, cái mà Apple làm chỉ là thay thế và tệ hơn là thay thế toàn bộ, lúc này người dùng chỉ ước mình còn bảo hành của Apple để mọi thứ được thay miễn phí chứ không phải là giá tiền bằng một nửa chiếc máy mới với một lỗi nhỏ.
Và anh cũng nhắc lại, nếu Apple không thể làm được ‘những việc này’ thì hãy để những người làm được ‘xử lí’ nó. Việc Apple thay thế và thay thế toàn bộ giống như là việc người dùng mua một chiếc xe hơi và đến định kì bảo dưỡng nó chỉ cần thay dầu thôi nhưng phía Apple đã đổi nguyên một chiếc xe mới cho người mua, vậy nên việc Apple ‘sửa chữa’ theo cách của họ vừa là tốt nhất vừa là tệ nhất cho Apple lẫn người dùng, nhưng nó sẽ luôn là tệ nhất khi thiết bị đã hết thời gian bảo hành.