Hôm nay, Amazon Global Selling công bố Báo cáo Hoạt động tại Việt Nam, chia sẻ các thông tin hữu ích về những xu hướng mới trong ngành thương mại điện tử xuyên biên giới, tiềm năng và tương lai của hàng “Made-in-Vietnam” cũng như những nỗ lực của Amazon trong việc thúc đẩy năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vượt qua thời kỳ đầy thử thách vừa qua.
Không chỉ thay đổi cách chúng ta sống và làm việc, đại dịch COVID-19 đã tạo ra nhiều thách thức khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ trên toàn thế giới. Với nhiều khách hàng, các kênh bán hàng trực tuyến đã trở thành lựa chọn an toàn và tiện lợi hơn cả, thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.
Thương mại điện tử xuyên biên giới là trạng thái “Bình thường mới”
Tại Việt Nam, thương mại điện tử xuyên biên giới đã và đang trên đà phát triển trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt năm 2020, nhờ sự chuyển dịch mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng – đổi từ cách thức mua sắm trực tiếp tại cửa hàng sang trực tuyến, thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành trạng thái “Bình thường mới”.
Thay vì sử dụng mô hình xuất khẩu truyền thống bao gồm nhiều thủ tục phức tạp, thương mại điện tử xuyên biên giới giúp người bán hàng tối ưu hóa quy trình xuất khẩu và tiếp cận khách hàng quốc tế một cách trực tiếp. Từ đó, họ có thể giảm thiểu những khoản đầu tư vào cửa hàng truyền thống, chi phí tìm kiếm và tiếp cận khách hàng mới, cũng như thúc đẩy khách hàng truy cập các trang web của thương hiệu.
“Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trước tình hình đại dịch tác động tiêu cực đến nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng dương trong chín tháng đầu năm 2020. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy rất nhiều sản phẩm “Made-in-Vietnam” trên các cửa hàng của Amazon toàn cầu đang được đông đảo khách hàng quốc tế ưa chuộng, nhờ chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh.” – Ông Gijae Seong, Giám đốc Quốc gia của Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ. “Là tập đoàn hàng đầu toàn cầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, Amazon có nhiệm vụ hỗ trợ người bán hàng giải phóng tiềm năng thông qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa vượt qua rào cản địa lý để gia nhập những thị trường mới và tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua trên Amazon.”
Người bán hàng Việt Nam đang từng bước phát triển
Hàng nghìn người bán hàng Việt Nam, từ những thương hiệu lớn và có tiếng như cà phê Trung Nguyên, giày Biti’s, đến các nhà sản xuất nội địa hàng đầu như MDK và các công ty khởi nghiệp như Andre Gift Shop và Mary Craft, đều đang mở rộng và phát triển kinh doanh trên toàn cầu thông qua Amazon, nhằm tiếp cận tới nhiều khách hàng và từng bước định vị thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Trong năm 2020, người bán hàng Việt Nam đã ghi nhận doanh số vượt mốc 1 triệu USD, tăng gấp ba lần so với năm 2019.
Bên cạnh việc tăng trưởng lợi nhuận, các doanh nghiệp Việt còn mang lại những ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế nội địa bằng cách tạo thêm nhiều cơ hội việc làm khi mở rộng kinh doanh, đồng thời mang tới nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng quốc tế của chúng tôi, không chỉ tại Mỹ mà còn trên các cửa hàng khác tại thị trường châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc và Singapore…
Amazon Global Selling thúc đẩy năng lực người bán hàng vươn ra thế giới
Amazon có hơn 185 trung tâm hoàn thiện đơn hàng có thể giúp người bán hàng vận chuyển sản phẩm tới khách hàng tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chúng tôi đã đưa hơn vào sử dụng hơn 50 trung tâm hoàn thiện đơn hàng tự động và hơn 200,000 máy móc vận chuyển tự động trên toàn thế giới.
Trong giai đoạn 2019 – 2020, Amazon sẽ tiến hành đầu tư 30 tỷ đô la vào các lĩnh vực hậu cần, công cụ, dịch vụ, chương trình và nhân lực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của các đối tác bán hàng phát triển kinh doanh. Amazon cũng phát hành hơn 135 công cụ và dịch vụ trong năm 2020 để hỗ trợ người bán hàng trên toàn cầu quản lý và mở rộng kinh doanh, từ đó có thể trực tiếp tiếp cận hơn người mua ở khắp thế giới.
Amazon đã liên tục đầu tư trong nhiều năm để xây dựng một mạng lưới hoàn thiện và vận chuyển các đơn hàng tiên tiến trên thế giới. Fullfilment by Amazon (FBA) có thể giúp người bán lữu trữ sản phẩm của họ trong các kho hàng của Amazon – từ tiếp nhận, đóng gói, vận chuyển đến cung cấp các dịch vụ về sản phẩm cho khách hàng.
“Việc đẩy mạnh kinh doanh trên Amazon mang đến tiềm năng quảng bá thương hiệu Việt Nam trên quy mô toàn cầu. Không chỉ dừng lại ở cơ hội tiếp cận nguồn khách hàng dồi dào tại các thị trường khác nhau, Amazon đã hỗ trợ chúng tôi mở rộng phạm vi kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng quốc tế, từ đó khẳng định vị thế của thương hiệu trên toàn cầu.” – Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên chia sẻ.