Theo chuyên gia phân tích màn hình Ross Young, các mẫu MacBook Pro M4 của Apple sử dụng công nghệ màn hình Quantum Dot, thay vì lớp phủ phosphor đỏ KSF như trước. Thay đổi này giúp màn hình hiển thị màu sắc sống động và chính xác hơn.
Trước đây, Apple thường sử dụng KSF cho MacBook Pro vì lớp phủ này không chứa nguyên tố độc hại như cadmium, thành phần thường thấy trong Quantum Dot và cũng hiệu quả hơn về chi phí sản xuất. Vào năm 2015, khi Apple giới thiệu hỗ trợ dải màu rộng P3 trên iMac, các giám đốc điều hành của hãng cho biết công nghệ Quantum Dot đã được cân nhắc cho màn hình LED nhưng bị loại do yêu cầu sử dụng cadmium.
Hiện tại, công nghệ Quantum Dot không chứa cadmium đã xuất hiện, cung cấp dải màu tốt hơn và khả năng hiển thị chuyển động mượt mà hơn so với lớp phủ KSF mà Apple từng sử dụng. Lớp phủ KSF trước đây tăng cường màu sắc bằng cách làm nổi bật các tông màu đỏ, nhưng lớp phim Quantum Dot lại vượt trội hơn nhờ khả năng cải thiện độ chính xác màu và mở rộng dải màu.
Công nghệ Quantum Dot đã được các hãng lớn như Samsung và Sony sử dụng trong nhiều năm qua, đặc biệt trên các dòng TV và màn hình QLED cao cấp.
Mặc dù Apple không nhấn mạnh cụ thể về cải tiến màu sắc trên các mẫu MacBook Pro M4, độ sáng SDR tối đa của máy đã tăng lên 1,000 nits so với mức 600 nits ở mẫu tiền nhiệm, mang đến trải nghiệm hình ảnh rõ nét và sống động hơn. Nhưng các phiên bản tiền nhiệm nếu bạn chỉ muốn sử dụng tạm thời độ sáng 1,000 nits ở mội trường phức tạp thì có thể xài ứng dụng này.
Biến MacBook Pro cũ hỗ trợ độ sáng 1000 nits mà không cần nâng cấp MacBook Pro M4
Còn nếu bạn đang quan tâm đến việc liệu MacBook Pro M4 có mang đến khả năng hiển thị màu sắc tốt hơn thì có thể đây là một lí do để bạn cân nhắc lựa chọn.