Những dự báo hàng đầu về xu hướng kinh doanh và công nghệ định hình năm 2024 tại Việt Nam

Bởi: Bee Kheng, Chủ tịch phụ trách khu vực ASEAN, Cisco

Một điều chắc chắn rằng, chính những tiến bộ vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI) đã thực sự định hình năm 2023. Trong một thập kỷ vừa qua, AI ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng nhiều hơn. Sự phát triển của AI là thực tế, nhưng phần lớn lại không thể nhìn thấy được. Tuy vậy, những khả năng phát triển mới của AI đang thu hút nhiều sự chú ý hơn, nhờ vào sự phổ biến rộng rãi của các công cụ AI tạo sinh (Generative AI). Và điều này sẽ còn tiếp tục tăng tốc trong năm 2024.

Trong năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần tìm cách vận dụng AI vào bộ máy tổ chức của mình một cách hiệu quả, đồng thời tận dụng các xu hướng mới nổi trên thị trường đang tác động đến bối cảnh kinh doanh. Dưới đây là một số dự báo về xu hướng kinh doanh và công nghệ quan trọng, có thể mở ra một chương mới cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời gợi ý các cách nắm bắt xu hướng cho doanh nghiệp.

  1. AI sẽ chuyển từ vị thế một công nghệ “có cũng được” sang một vị thế quan trọng, nhất định phải có, và không phải tất cả các tổ chức đều đã chuẩn bị đầy đủ để tận dụng nó.

Ngành công nghiệp AI dự kiến sẽ tăng từ 95.06 tỷ USD lên 1.8 nghìn tỷ USD vào năm 2030, dự kiến sẽ là một trong những động lực chính của nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tới. Nhưng các công ty vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng tận dụng cơ hội này. Chỉ số sẵn sàng AI đầu tiên của Cisco cho thấy chỉ 27% tổ chức ở Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ để triển khai và tận dụng AI, trong đó 84% nghiêm túc thừa nhận quan ngại về tác động của AI đối với hoạt động kinh doanh nếu họ vẫn bị động trong 12 tháng tới.

Tín hiệu tích cực là việc nắm bắt AI đã trở thành điều cấp thiết và hầu hết các công ty đã và đang thực hiện những bước đầu tiên. Hầu hết (99%) các tổ chức đều báo cáo rằng công ty của họ đã cấp tập triển khai các công nghệ hỗ trợ bởi AI trong sáu tháng qua. 99% các tổ chức đã có sẵn chiến lược AI mạnh mẽ hoặc đang trong quá trình phát triển chiến lược này. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khoảng cách đáng kể giữa các trụ cột kinh doanh quan trọng khác như cơ sở hạ tầng, dữ liệu, quản trị, nhân tài và văn hóa – chẳng hạn như cần đảm bảo rằng dữ liệu của họ phải thực sự sẵn sàng cho việc ứng dụng AI, trau dồi nguồn nhân lực mạnh mẽ cũng như thay đổi kế hoạch quản lý, cùng nhiều trụ cột khác. Năm 2024 đang đến gần cùng với làn sóng cách mạng AI tiếp theo, các công ty Việt Nam sẽ khá chật vật với việc làm sao để giải quyết các vấn đề về AI trong các tổ chức của họ, không chỉ từ góc độ công nghệ mà còn cả về nhân sự khi có những nhân viên đã sẵn sàng nhưng cũng có những người chưa sẵn sàng sử dụng công nghệ đó

  1. Sử dụng AI có trách nhiệm và có đạo đức bắt đầu bằng việc quản trị trên cơ sở của lòng tin và sự minh bạch.

AI hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích chuyển đổi nhưng việc áp dụng nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi các tổ chức phải có sẵn sàng khung chính sách và bộ quy tắc để hướng dẫn thực thi việc quản lý dữ liệu và hệ thống AI một cách có đạo đức và có trách nhiệm. Mặc dù hầu hết các tổ chức ở Việt Nam đều nhận thức được tầm quan trọng của quản trị AI nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Quyền riêng tư dữ liệu là một rủi ro chính, chỉ có 35% tổ chức tham gia khảo sát cho biết họ có các chính sách và quy tắc AI rất toàn diện. Sai lệch dữ liệu là một vấn đề khác khi có chưa đến ¼ (21%) các tổ chức không có hệ thống để phát hiện các sai lệch dữ liệu.

Khi tác động của AI ngày càng lớn, các khung pháp lý sẽ tiếp tục phát triển theo, khiến các công ty bắt buộc phải cập nhật các quy định liên quan ở cả địa phương và quốc tế, đồng thời triển khai các chính sách nội bộ để kịp thời giải quyết vấn đề quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, cũng như việc sử dụng AI một cách có trách nhiệm và đạo đức. Điều này bao gồm việc triển khai các biện pháp an ninh mạng cứng rắn nhằm xem xét các lỗ hổng tiềm ẩn do hệ thống AI gây ra cũng như liên tục đào tạo và nâng cao kỹ năng để đảm bảo nhân viên đủ năng lực xử lý rủi ro. Các công ty xây dựng ứng dụng AI sẽ phải cân nhắc về việc đưa tính bảo mật, quyền riêng tư và sự tin cậy vào các quy trình thiết kế trong suốt vòng đời đổi mới cũng như ứng dụng của AI trong các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động doanh nghiệp.

  1. Một kỷ nguyên mới của hạ tầng mạng trực giác sẽ xuất hiện nhằm mang lại sự bảo mật và trí thông minh chưa từng có cho các doanh nghiệp.

Khi các công ty đang tận dụng các công nghệ mới nổi như AI để mang lại hiệu quả kinh doanh thì cơ sở hạ tầng số hoá của họ thực tế đang đóng vai trò quan trọng hơn họ nghĩ. Xây dựng một mạng lưới hiện đại và thông minh sẽ trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển của các công ty. Vì khả năng mở rộng và tích hợp mạng của họ với khối lượng công việc AI hoặc công nghệ mới nổi khác có thể là điểm khác biệt duy nhất dẫn lối họ đến thành công trong việc tận dụng AI và đổi mới. Các công ty sẽ nhận ra sự cần thiết của các nền tảng bảo mật tích hợp có thể cung cấp khả năng hiển thị đầu cuối toàn bộ chuỗi cung ứng theo thời gian thực cho tổ chức của họ. Điều này càng đặc biệt cần thiết khi an ninh mạng ngày càng trở nên phức tạp hơn trong môi trường đa ứng dụng và đa đám mây, cũng như khi nhân viên làm việc từ các địa điểm khác nhau, kết nối nhiều mạng và truy cập thông tin trên nhiều nền tảng khác nhau. Về cốt lõi, mạng sẽ đóng một vai trò sống còn trong việc cung cấp khả năng hiển thị rộng và sâu cho mọi người dùng, thiết bị hoặc đơn vị ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Điều này cho phép mạng trở thành điểm kiểm soát duy nhất để phát hiện và khắc phục các mối đe dọa bảo mật cũng như thực thi các chính sách bảo mật để ngăn chặn và tiết kiệm thời gian cần thiết để cô lập các mối đe dọa khi được phát hiện.

  1. Năm 2024 sẽ là năm cần đưa ra những tính toán và đánh giá sự tiến bộ trong hành động vì khí hậu

Trong bối cảnh năm 2023 đang có chiều hướng nóng kỷ lục, nhu cầu cấp thiết hiện tại là hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức không quá 1.5 độ C để tránh những thay đổi thảm khốc đến khí hậu. Chúng ta đang tiến gần hơn đến cột mốc đó và sẽ ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của quan hệ đối tác công tư trong việc tạo ra một cách thức nhất quán và chính xác để đo lường tiến độ này ở các quốc gia, các ngành và trên toàn cầu. Việc yêu cầu báo cáo bắt buộc về khí hậu sẽ là vấn đề cần tranh luận khi các cơ quan quản lý vào cuộc để biến kế hoạch thành kết quả cụ thể. Các công ty sẽ phải đối mặt với áp lực phải đạt được tiến bộ trên hành trình phát triển bền vững khi công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp khả năng hiển thị và phân tích sâu từ trung tâm dữ liệu đến các cơ sở hoạt động của công ty nhằm giúp họ đo lường chính xác lượng khí thải, từ đó lập kế hoạch tạo ra các tòa nhà thông minh và không gian làm việc thông minh. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ chịu trách nhiệm về các mục tiêu bền vững của mình, bằng cách tìm cách tăng công suất và khả năng mở rộng cơ sở hạ tầng để tăng cường khối lượng công việc đồng thời giảm tiêu thụ năng lượng.

  1. Con người và khả năng thích ứng thay đổi sẽ vẫn là cốt lõi cho sự thành công nỗ lực chuyển đổi số.

Khi các công ty ở Việt Nam tiếp tục hành trình số hóa, họ phải đảm bảo rằng nhân lực của mình theo kịp tốc độ tăng trưởng. Trong khi ngành công nghệ tiếp tục phát triển, nhu cầu tuyển dụng cao nhưng nguồn nhân lực thì vẫn thiếu. Điều này mang đến cơ hội cho các tổ chức đào tạo các chuyên gia công nghệ sẵn sàng cho tương lai, những người được trang bị kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để thích ứng với bối cảnh công nghệ đang phát triển. Đó cũng chính là lúc những chương trình skills-to-job như Cisco Networking Academy  có thể giúp thu hẹp khoảng cách nhân tài công nghệ hiện tại. Chương trình đã hợp tác với các tổ chức giáo dục đại học để trang bị cho hơn 74,000 sinh viên tại Việt Nam những kỹ năng được săn đón nhiều trong ngành như an ninh mạng, khoa học dữ liệu và kết nối mạng. Chương trình này cũng đặt ra mục tiêu đào tạo 6.7 triệu người ở Châu Á Thái Bình Dương về kỹ năng số và an ninh mạng vào năm 2032.

Ngoài việc nuôi dưỡng nguồn nhân tài mạnh mẽ, các tổ chức cũng cần đảm bảo rằng họ xây dựng nền văn hóa phù hợp, có mục đích. Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến ​​điều này đã giúp các nhóm kết nối với nhau và với công ty như thế nào khi họ định hướng trong môi trường kinh tế vĩ mô phức tạp, đồng thời cho thấy khả năng thích ứng với một thế giới luôn thay đổi và sự hỗ trợ của các bên liên quan.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan

Tin gần đây