Tại sự kiện Games Industry Showcase, Google Cloud đã giới thiệu các xu hướng và cải tiến công nghệ mới có khả năng giúp các doanh nghiệp game trong nước tiếp cận người chơi toàn cầu và hỗ trợ mục tiêu của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tăng doanh thu ngành công nghiệp game của Việt Nam từ 600 triệu đô la Mỹ lên 1 tỷ đô la Mỹ trong vòng 5 năm. Nhiều hợp tác chiến lược xa hơn với VNG Games, Amanotes và Wolffun Game cũng được công bố trong quá trình các công ty game tiếp tục khai thác cơ sở hạ tầng, phân tích dữ liệu và khả năng xử lý của AI Google Cloud để phục vụ các nhóm đối tượng lớn một cách hiệu quả, mở ra những thông tin hữu ích về game và người chơi, rút ngắn thời gian đưa ra game thị trường và cách mạng hóa trải nghiệm người chơi theo thời gian thực.
Tối ưu hóa khả năng xử lý và hiệu suất game để phục vụ số lượng người chơi tối đa
Cho dù đang có 100,000 hay 10 triệu người chơi đăng nhập cùng lúc, mỗi game thủ đều mong muốn có trải nghiệm chơi game trực tuyến mượt mà nhất có thể. Trong khi đó các công ty game luôn gặp khó khăn trong việc dự báo chính xác lượng tài nguyên điện toán cần thiết để đáp ứng sự biến động về số người chơi. Tình huống này tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan: Nếu cung cấp quá nhiều dung lượng máy chủ mà ít người chơi thì phải chịu chi phí cao quá mức cần thiết, nếu cung cấp không đủ dung lượng máy chủ thì có nguy cơ không thể phục vụ một lượng lớn người chơi.
Để giải quyết bài toán này, VNGGames – nhà phát hành game hàng đầu tại châu Á – đã sử dụng mạng lưới toàn cầu và ứng dụng tường lửa cho website của Google Cloud – cùng hỗ trợ triển khai kỹ thuật của Cloud Ace – để đưa 2 tựa game Gunny Origin và Dead Target tiếp cận nhiều người chơi hơn – dù họ ở bất cứ đâu trên thế giới – trong khi vẫn đảm bảo an toàn trước sự tấn công của botnet*. Điều này cho phép VNGGames giảm độ trễ và tải trọng lưu trữ trên server để tối ưu chi phí. Trên thực tế, người chơi thường có nhiều hoạt động trong game như đạt các cấp độ mới, kết bạn, mua sắm vật phẩm, và các công ty game phải có nhiệm vụ “nhớ” tiến trình cũng như trên của người chơi. VNGGames đã sử dụng dịch vụ quản lý cơ sở dữ liệu của Google Cloud để tự động điều chỉnh quy mô, đồng thời bảo mật dữ liệu về người chơi, nhờ đó đảm bảo tính nhất quán để mỗi khi người chơi đăng nhập trở lại game thì đều có thể chơi tiếp ngay tại tiến trình của lần đăng nhập trước đó.
Khi Wolffun Game – một studio chuyên phát triển các dòng game PvP (player-versus-player) trên các nền tảng di động – tung ra các tựa game hàng đầu của mình là Thetan Arena và Heroes Strike; họ muốn đạt được thành công chứ không muốn bị cản trở bởi các vấn đề kỹ thuật tiềm ẩn. Vì vậy họ quyết định vận hành những tựa game này bằng các dịch vụ của Google Cloud như Google Kubernetes Engine (GKE) – với hỗ trợ kỹ thuật từ Cloud Kinetics – để đảm bảo trải nghiệm mượt mà nhất cho người dùng.
Điều này đảm bảo rằng Wolffun Game có thể kết nối liền mạch 08 người chơi trực tuyến ở mỗi vòng đấu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu vòng đấu để mang lại trải nghiệm eSports toàn cầu. Với khả năng tự động điều chỉnh quy mô của GKE, Wolffun Game có thể xử lý lưu lượng người chơi gấp 10 lần mà vẫn đảm bảo trải nghiệm người dùng suôn sẻ, trong khi vẫn có thể tự động giảm quy mô để tối ưu hóa chi phí nhờ không cần thêm tài nguyên hạ máy tính. Với sự hỗ trợ của Google Cloud, Thetan Arena và Heroes Strike hiện là những game được giới chuyên môn đánh giá cao và sở hữu lần lượt hơn 28 triệu và 10 triệu người chơi trên toàn thế giới.
Hơn nữa, Wolffun Game hiện đang sử dụng Agones – một trình điều phối máy chủ chuyên dụng cho game được tạo ra bởi Google Cloud và Ubisoft, để hỗ trợ một số chức năng cụ thể cho tựa Thetan Rivals mà công ty vừa ra mắt. Điều này bao gồm tính năng Lobby giúp phân bổ người chơi hiệu quả.
Mở khóa insight về game và người chơi, rút ngắn thời gian đưa ra thị trường
Với hơn ba tỷ người chơi trên thế giới và nguồn lực hạn chế, điều quan trọng là các nhà phát triển phải đầu tư vào việc tìm hiểu những gì hiệu quả và phân khúc người chơi phù hợp để thu hút họ. Các nhà phát triển game cũng phải liên tục cải thiện trải nghiệm game trực tuyến để giữ chân người chơi. Do đó, họ phải tận dụng khả năng phân tích (analytics) và AI để dự đoán sự thành công của các tính năng mới, cá nhân hóa các tài nguyên dựa trên hành vi của người chơi và địa phương hóa các game tùy theo từng thị trường mới.
Amanotes, nhà phát hành game âm nhạc hàng đầu, đã sử dụng kho dữ liệu không máy chủ và dịch vụ phân tích streaming của Google Cloud để hợp nhất dữ liệu về người chơi và game vốn đã khóa sẵn trong các silo (bộ phận lưu trữ riêng biệt), qua đó giúp nhân sự vận hành có thể thu thập thông tin hữu ích theo thời gian thực từ dữ liệu để nâng cao khả năng đưa ra quyết định. Với những thông tin này, Amanotes có thể đưa ra quyết định về mọi thứ, từ thiết kế game, gợi ý bài hát nào cần mua bản quyền và tích hợp thêm vào game, cho đến chiến lược thu hút người chơi và gia tăng lợi nhuận. Các tựa game của Amanotes như Magic Tiles 3, Tiles Hop và Dancing Road hiện đã có mặt tại 190 quốc gia, với các thị phần quan trọng là Anh, Mỹ và Brazil.
Amanotes coi AI là vũ khí tiếp theo trong quá trình đổi mới công nghệ hiện đại và đang tích cực khai thác AI để tái định nghĩa việc phát triển và phát hành game. Công ty đầu tư đáng kể vào các hệ thống máy học, hợp tác với Google Cloud và Cloud Ace, để triển khai tự động hóa, do đó đảm bảo khả năng mở rộng và hiệu quả khi phục vụ hàng tỷ người dùng.
Tương tự, VNGGames đã sử dụng API dịch thuật của Google Cloud để nhận dạng các thuật ngữ hoặc cụm từ theo vùng miền và ngữ cảnh cụ thể, bao gồm các cụm từ thuộc ngôn ngữ trong game như “AFK”, “nerf”, “buff”,… và ngay lập tức dịch các cụm từ trên sang hơn 100 ngôn ngữ khác nhau. Nhờ đó, VNGGames có thể đẩy nhanh quá trình địa phương hóa tựa game Thiên Dụ Mobile ở các thị trường như Đông Nam Á.
Giải phóng khả năng sáng tạo vô hạn và cách mạng hóa trải nghiệm người chơi theo thời gian thực
Sáng tạo nội dung game là một trong những chi phí lớn nhất cho các studio game, cả về mặt tài chính và nhân lực. Ngay cả khi có những khoản đầu tư lớn, các nhóm phát triển cũng có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của người chơi về nội dung mới, đặc biệt là khi lượng người chơi của họ phát triển và đạt quy mô quốc tế.
AI tạo sinh (gen AI) – hay bản chất là việc sử dụng các mô hình mẫu để tạo ra nội dung mới ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh và video với dữ liệu huấn luyện tối thiểu – nhờ đó các nhóm phát triển có thể tạo nội dung nhanh hơn. Các nội dung đó có thể là các đoạn mã, các art game, đoạn hội thoại và hơn thế nữa.
Ví dụ, Wolffun Game đang có kế hoạch sử dụng Vertex AI Trò Chuyện của Google Cloud cho tựa game trực tuyến mới nhất thuộc hình thức đấu loại trực tiếp dành cho nhiều người chơi: Thetan Rivals. Nhờ vậy Wolffun có thể nhanh chóng xây dựng và thử nghiệm các chatbot nâng cao có thể trò chuyện tự nhiên với người chơi và ngay lập tức tạo ra các phiên bản tùy chỉnh của vật phẩm trong game hoặc giao diện nhân vật thông qua các câu lệnh (prompt) sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tự nhiên. Wolffun Game sau đó có dự định tiến thêm một bước nữa để tích hợp AI tạo sinh vào ứng dụng sáng tạo có tên Thetan Creator, cho phép người dùng tạo nhân vật và các nội dung độc đáo cho riêng họ. Sự tích hợp này sẽ cho phép ứng dụng tạo ra nội dung hoàn toàn mới trong thời gian thực, dựa trên nhu cầu của người dùng.
Để nâng quyền cho các doanh nghiệp ở Việt Nam – bao gồm nhiều nhà phát triển và phát hành game – đổi mới với AI tạo sinh một cách nhanh chóng, an toàn và có trách nhiệm, tại buổi Games Industry Showcase Google Cloud cũng đã công bố nhiều chương trình đào tạo phát triển kỹ năng mới, các mô hình và công cụ mẫu, chương trình Google for AI Startups Cloud. Các chương trình này đều hoàn toàn miễn phí, bao gồm Giới thiệu về Lộ trình học tập AI Tạo sinh và The Arcade – một trải nghiệm học tập được game hóa.