Huawei và Quỹ ASEAN đã cùng phối hợp tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân tài Số Châu Á – Thái Bình Dương với sự tham dự của các đại diện từ chính phủ, học viện và các lĩnh vực để cùng thảo luận về việc xây dựng đội ngũ nhân tài ICT sẵn sàng cho tương lai ở khu vực. Hội nghị nằm trong khuôn khổ sự kiện thường niên hàng đầu của Huawei – Huawei Connect 2022, tập trung chia sẻ và trao đổi về định hướng trau dồi nhân tài để giải phóng sức mạnh của kỹ thuật số.
Trong bài phát biểu chào mừng, ông Ekkaphab Phanthavong, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách về Cộng đồng Văn hóa Xã hội chia sẻ: “Hội nghị thượng đỉnh lần này rất cần thiết trong việc thúc đẩy thảo luận và phối hợp nỗ lực các bên trong việc nuôi dưỡng nguồn nhân lực ICT sáng tạo cho khu vực, xác định rõ thực trạng hiện tại, giải quyết các nghịch cảnh và bất bình đẳng kỹ thuật số còn tồn đọng, đồng thời đưa ra hướng đi đúng đắn tiếp theo”.
Tiến sĩ Yang Mee Eng, Giám đốc Điều hành Quỹ ASEAN cũng kỳ vọng rằng: “Thông qua Hội nghị Thượng đỉnh, chúng ta đang tăng cường đồng thuận giữa các bên liên quan trên toàn khu vực, giải quyết những khó khăn và đưa ra nhiều hành động để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, ươm mầm tài năng sáng tạo và giải phóng tiềm năng chuyển đổi số trong khu vực”.
Ông Jeff Wang, Chủ tịch Bộ phận Truyền thông và Quan hệ Đối ngoại của Huawei nhấn mạnh về mục tiêu của Huawei trong việc phát triển nhân tài : “Việc kết nối mọi người và phát triển thế hệ nhân tài tiếp theo ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết trong việc thúc đẩy quá trình số hoá. Hơn 20 năm qua, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác ở Châu Á – Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ truy cập Internet cho tất cả mọi người, bao gồm các khu vực bị hạn chế. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đang tiến gần đến mục tiêu hoàn thành quá trình đào tạo cho 500.000 nhân tài ICT trong khu vực đến năm 2026”.
Tại sự kiện, đại diện chính phủ từ khắp khu vực đã chia sẻ những cập nhật mới nhất về các sáng kiến của họ trong việc ươm mầm tài năng.
Tiến sĩ Phichet Phophakdee, Tổng Thanh tra Bộ Giáo dục Thái Lan cho biết, “Tại Thái Lan, các nền tảng và tài nguyên đào tạo từ xa, chẳng hạn như Truyền hình Học tập Kỹ thuật số (DLTV), đang được phát triển để đảm bảo cơ hội học tập là công bằng cho tất cả mọi người. Tương lai của nền giáo dục sẽ phụ thuộc vào tinh thần hợp tác và đổi mới sáng tạo của chúng ta trong việc đưa nền giáo dục của các quốc gia hoà nhập, bình đẳng và chất lượng hơn”.
Ông Sok Puthyvuth, Ngoại trưởng Bộ Bưu chính và Viễn thông Campuchia bổ sung: “Campuchia cũng bắt đầu đưa các môn học kỹ thuật số vào chương trình giảng dạy ở trường học, khai thác các nền tảng trực tuyến và thành lập các trung tâm công nghệ cộng đồng mới cho sinh viên. Chúng tôi còn làm việc với các trường nghề để cung cấp các khóa đào tạo kỹ thuật số cho người lao động”.
Tham gia tại sự kiện, nhiều quan chức chính phủ trong khu vực đã chia sẻ những giải pháp hiệu quả trong việc ươm mầm tài năng kỹ thuật số. Bà Treenuch Thienthong, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan cho hay: “Tại Thái Lan, các nền tảng đào tạo từ xa, chẳng hạn như Truyền hình Học tập Kỹ thuật số (DLTV) và tài nguyên học tập trực tuyến đều được phát triển nhằm đảm bảo cơ hội học tập có sẵn bình đẳng cho tất cả mọi người. Nhìn xa hơn về phía trước, tương lai của nền giáo dục sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta đoàn kết hợp tác và đổi mới hơn vì sự hòa nhập, công bằng và chất lượng học tập của quốc gia”.
Giáo sư Nizam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học của Bộ Giáo dục – Văn hóa – Nghiên cứu – Công nghệ Indonesia chỉ ra thêm: “Ở Indonesia, chúng tôi đang chuyển đổi hệ thống giáo dục để sẵn sàng số hóa và phát triển đội ngũ nhân tài công nghệ số bằng nhiều sáng kiến”.
Hội nghị còn nhận được những chia sẻ giá trị từ 02 giáo sư nổi tiếng là “thiên sứ học thuật” trong ngành. Giáo sư Guo Yike, Phó Hiệu trưởng Đại học Baptist Hồng Kông đã giới thiệu với khán giả dàn nhạc AI đầu tiên thế giới, Dàn nhạc Turing AI (TAIO). Ông tin rằng “TAIO sẽ thúc đẩy giáo dục xuyên ngành cho thế hệ tiếp theo”. Trong khi đó, Giáo sư Hitoshi Yamada, Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Yokohama Nhật Bản đã nói về phương thức trao đổi quốc tế giúp thúc đẩy quá trình phát triển tài năng số.
Trong bài phát biểu của mình, ông Simon Lin, Chủ tịch Huawei Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: “Hầu hết tất cả quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương đang trao quyền cho đội ngũ nhân tài ICT, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm thúc đẩy nền kinh tế số. Là công ty toàn cầu khởi nguồn từ khu vực, Huawei sẽ tiếp tục củng cố hệ sinh thái nhân tài ngày càng lớn mạnh bằng các kinh nghiệm lãnh đạo, kỹ năng và kiến thức”.
Tại Hội nghị, Huawei cũng công bố Sách trắng “Phát triển Tài năng Kỹ thuật số Quốc gia của Thái Lan”, dự kiến xuất bản vào tháng 10; ra mắt sáng kiến đào tạo quốc tế đầu tiên của Huawei về Giải pháp Phát triển Tài năng An ninh Mạng và Tiêu chuẩn Chứng nhận; và một phiên trao đổi về hoà nhập kỹ thuật số và phục hồi sau đại dịch.
Phiên trao đổi có sự tham dự của bà Michele Wucker, nữ tác giả cuốn “The Grey Rhino” (“Tê giác xám”) hiện bán chạy trên toàn cầu, Giáo sư Guo Song từ Đại học Bách khoa Hồng Kông, và Iona Dominique, thành viên đội vô địch cuộc thi “Hạt giống Tương lai Tech4All Châu Á – Thái Bình Dương”. Họ đã cùng trao đổi và chia sẻ về tầm quan trọng của việc tạo điều kiện cho những người trẻ tuổi tham gia vào việc hoạch định chính sách hòa nhập kỹ thuật số, và kêu gọi các hành động hợp tác cụ thể giữa khu vực tư nhân, học viện và chính phủ cho việc hoà nhập kỹ thuật số trong kỷ nguyên này. Khép lại phiên thảo luận, bà Michele chia sẻ, “‘Tê giác xám’ của quá trình số hoá khác nhau từng loại nhóm — đối với những người trẻ thì sẽ về trình độ học vấn của họ, còn đối với doanh nghiệp thì sẽ về cách họ thuê và vận hành, còn đối với các nhà hoạch định chính sách thì là cách họ xây dựng và tận dụng tinh thần đoàn kết giữa tập thể, cho cả những trở ngại và cơ hội. Bạn có thể nhìn thấy những con tê giác đang lao vào bạn; bạn có thể chọn đứng yên và bị giẫm đạp; hoặc bạn có thể tận dụng sức mạnh của nó, khai thác và lợi dụng nó để kéo mọi người về phía trước”.