Để doanh nghiệp có thể thành công trong nền kinh tế số đầy tính cạnh tranh như hiện nay, các công ty cần chú trọng tận dụng nguồn lực từ các công nghệ tiên tiến.
Đây là một viễn cảnh khá thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (SMEs). Một khảo sát của Epson với 864 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 6 trong số các quốc gia phát triển nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tính theo GDP cho thấy 62% các SME của Việt Nam viện dẫn chi phí là lý do họ không tiếp cận được các công nghệ hiện có.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện đang chiếm khoảng 40% GDP của đất nước, vì vậy việc chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp này cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế là thiết yếu. Điều này đồng nghĩa với việc, chủ các doanh nghiệp cần phải xây dựng một doanh nghiệp bền vững để có thể dễ dàng thích ứng với sự thay đổi cả về khía cạnh vận hành và môi trường.
Làm thế nào để xây dựng doanh nghiệp bền vững?
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trung tâm của nền kinh tế quốc gia, sử dụng khoảng 51% người lao động và chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp này cần được trang bị các công cụ đúng đắn để tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số mới nổi.
Thêm vào đó, các công ty cũng ngày càng nhận thức được sự cần thiết của việc hoạt động bền vững vì điều này có thể tác động tích cực đến hiệu quả của công ty, giá trị thương hiệu và danh tiếng, sự tăng trưởng và mối quan hệ với các bên liên quan.
Từ góc độ hoạt động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hưởng lợi từ việc áp dụng các phương thức kinh doanh bền vững thông qua việc giảm chi phí hoạt động, chẳng hạn như tiêu thụ điện năng, bằng cách lựa chọn phần cứng hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh và hợp lý hóa việc sử dụng năng lượng.
Hợp lý hóa việc sử dụng năng lượng và giảm lượng khí thải carbon của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là cách lý tưởng để giảm chi phí hoạt động về lâu dài và tốt hơn cho môi trường.
Ví dụ, giờ đây các nhà bán lẻ đã có thể triển khai sử dụng các máy in hóa đơn (máy POS bán hàng), kết nối dễ dàng đến các thiết bị công nghệ khác, làm cho việc in ấn trở nên đáng tin cậy và dễ sử dụng hơn bao giờ hết cho chủ doanh nghiệp. 81% người Việt Nam phản hồi khảo sát nhận thấy sự kết nối này là một lợi ích quan trọng.
Các văn phòng cũng có thể quản lý chi phí in ấn bền vững hơn với máy in không toả nhiệt thân thiện với môi trường; ngoài ra máy in nhãn theo yêu cầu không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu lãng phí – một lợi ích cho các nhà sản xuất thực phẩm vừa và nhỏ theo đuổi doanh số bán hàng.
Tuy nhiên, việc thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số đòi hỏi nhiều hơn việc áp dụng các công nghệ mới. Ngày nay, điều này có nghĩa là tạo ra môi trường nơi các doanh nghiệp có thể tận dụng sự đổi mới để mang lại những thay đổi có ý nghĩa nhằm thúc đẩy kết quả kinh doanh tích cực.
Kinh doanh bền vững có ý nghĩa gì đối với Epson?
Epson tin rằng một khía cạnh quan trọng có thể hướng doanh nghiệp đến sự bền vững chính là sự đầu tư đúng đắn vào những công nghệ mới giúp giảm thiểu tác động lên môi trường.
Tầm nhìn môi trường đến năm 2050 của Epson đặt nền móng cho công ty đạt được mục tiêu đem đến những sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên cũng như giảm tác động lên môi trường từ quy trình sản xuất và quy trình kinh doanh của khách hàng.
Điều này phần nào hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các bước tiếp theo trong công cuộc trở thành một doanh nghiệp bền vững. Epson cam kết giúp đỡ các SME giảm thiểu tác động đến môi trường thông qua cải thiện quy trình làm việc với sản phẩm và dịch vụ. Sản phẩm gần đây nhất của chúng tôi chính là sự cách mạng hóa tương lai của giấy in mang tên PaperLab, hệ thống sản xuất giấy tự động đầu tiên trên thế giới.
Tất cả sản phẩm của Epson chính là hiện thân của nguyên tắc bền vững từ thiết kế bên ngoài đến cấu trúc bên trong, góp phần giảm thiểu tối đa những tác hại lên môi trường khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví dụ, máy in phun không nhiệt của Epson tiêu thụ điện năng ít hơn đến 85% so với một máy in laser thông thường.