Ứng dụng là một phần không thể thiếu trong điện thoại của mỗi người, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sẽ cần các ứng dụng khác nhau, từ đây đã nảy sinh ra các vấn đề giữa các hệ điều hành – hệ sinh thái của từng nền tảng, và sự thật là nó đã trở thành cuộc chiến của những kẻ dẫn đầu.
Hiện nay cuộc chiến giữa iOS và Android là đáng quan tâm hơn so với đàn em sinh sau đẻ muộn Windows 10 Mobile do sự nghèo nàn về ứng dụng và là hệ điều hành có số thiết bị chiếm phần trăm thấp nhất. Với lượt tải gấp đôi iOS, Android đang là kẻ chiếm vị trí đầu bảng độ phổ biến ứng dụng, tuy nhiên so về danh số thì Android lại là kẻ dưới với danh thu chỉ bằng một nửa iOS.
Hệ sinh thái của hai nền tảng này đang mở rộng ra từng ngày khi cửa hàng ngày càng có thêm nhiều ứng dụng, một mục đích khác là lôi kéo người dùng vì thế hệ sinh thái gần như tuyên chiến với nhau. Bằng cách tuyển mộ thêm nhiều nhà phát triển ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng, giảm giá, tạo ra các ứng dụng riêng biệt cho nền tảng của mình,…
Đi sâu hơn để hiểu rõ tại sao lại có chuyện ngược đời như vậy hãy xem xét các yếu tố. Đầu tiên là mức thu nhập, xét về thực tế các thiết bị iOS gồm iPhone, iPad,.. có mức giá khá cao giao động ở mức độ 400 đến hơn 700USD khi mới ra mắt, còn người dùng thiết bị Android thì trải dài từ giá rẻ, tầm trung đến flagship biên độ cũng rộng hơn từ 100USD đến 700USD và phần lớn các thiết bị Android là các điện thoại hay máy tính bảng giá rẻ, phục vụ mục đích chính là nghe gọi nhắn tin, Facebook, đọc báo,… ít khi có trải nghiệm các ứng dụng hàng đầu, đồ họa cao, hoặc khi mua thì cũng không thể chơi được, vì thế doanh thu đến từ ứng dụng cũng giảm đi đáng kể, và theo thống kê có đến gần 3/4 các ứng dụng trên CH Play là ứng dụng miễn phí vì thế xét khả năng chi trả cho ứng dụng cũng sẽ nghiên về iOS.
Hầu hết các nhà phát triễn ứng dụng hướng tới iOS hơn là Android do cũng một phần do Android là một nền tảng không khép kín, không có sự đồng bộ từ các thiết bị cao cấp đến phổ thông, độ phân mảnh lớn, không tạo ra sự kết nối và Android về mặt lí thuyết là kém toàn diện hơn iOS.
Việc tung ra các phiên bản mới hơn cũng không làm thay đổi cục diện hiện nay, đây là một quá trình phát triễn lâu dài nhằm mục đích dẫn dắt hệ sinh thái của mỗi hệ điều hành theo hướng phù hợp với thị hiếu của người sử dụng thiết bị cho riêng từng hệ sinh thái hay chính là khuyến khích người sử dụng thiết bị chi tiền cho các ứng dụng sau khi mua thiết bị.
Vì mục đích kiếm lợi nhuận các nhà phát triển ứng dụng sẽ liên tục tạo ra hay phát triển các ứng dụng, còn các hệ sinh thái sẽ luôn chuyển mình nhằm nắm bắt theo xu hướng của người dùng. Đứng về phía người sử dụng một điều chắc chắn rằng mọi người sẽ luôn muốn bỏ tiền của mình ra ngay khi cảm thấy một ứng dụng nào đó thật sự hữu ích và cần thiết cho cuộc sống, nên cứ hy vọng các ứng dụng sẽ ngày càng phong phú, giá cả cũng thật sự “mềm” hơn thì còn gì bằng.