Thời điểm hiện tại chắc chỉ còn mỗi Fuji và Leica dám làm điều đi ngược lại với số đông, dám thực hiện nhiều ý tưởng điên rồ nhất dành cho các tín đồ của mình, mang đến thiết kế siêu cổ điển kết hợp các ý tưởng về dòng máy ảnh analog “sống chậm” và đó chính là X-Pro3
Mặc dù nhìn từ mặt trước sẽ thấy X-Pro3 không quá khác biệt so với X-Pro2 nhưng nó lại mang đến nhiều cải tiến bên trong và tại mặt sau là phần thấy được sự ‘cách tân từ sự hiện đại’ từ Fujifilm và rất tiếc X-Pro3 vẫn không có chống rung trong thân máy.
Dòng X-Pro luôn được Fuji cân nhắc là dòng “chuyên chụp” bởi vì nó cung cấp khả năng tinh chỉnh thông số thủ công mạnh mẽ ngay trên thân máy, theo đó nó cũng được duy trì thiết kế rangefinder, phù hợp cho những người dùng đã quá quen thuộc hay yêu thích thiết kế cổ điển của máy ảnh, nhưng khả năng của X-Pro ngày càng được cải thiện với X-Pro3 cùng việc thừa hưởng lại những tinh tuý nhất của X-T3 hứa hẹn nó sẽ không thể làm khó được các buổi chụp ngoại cảnh, studio hay là đám cưới hay có thể nói nó là dành cho tất cả.
Để cải thiện khả năng chống chịu của X-Pro3, khu vực plate trên và dưới được thay đổi chất liệu, chuyển sang dùng titanium để bền bỉ và cao cấp một cách xứng đáng với dòng máy đầu bảng, ngoài ra máy cũng có thêm tuỳ chọn lớp phủ Duratect mang lại khả năng chống trầy xước đáng kể.
Điểm thay đổi lớn nhất trên X-Pro3 đó là màn hình LCD được thiết kế lại, với phong cách hướng đến các dòng máy phim trước đó nên màn hình chính của máy đã được ‘cất’ vào trong phần mặt sau theo mặc định sẽ chỉ là một màn hình phụ (E-Ink màu, 1.28-inch) để hiển thị các thông số chụp và người dùng sử dụng ‘thông thường’ nhất sẽ là dùng viewfinder để ngắm và chụp.
Màn hình chính không cho phép lật ngang mà chỉ là lật 180 để người dùng xem hình, chụp các góc thấp, góc kho mà thôi. Đây cũng là một màn hình có chất lượng cao với 1.62 triệu điểm ảnh cho phép cảm ứng, tương đồng với X-T3
Cơ chế điều khiển của X-Pro3 cũng đã loại bỏ D-Pad là cụm 4 nút lớn để điều hướng thay vào đó việc sử dụng joy-stick sẽ là phím duy nhất để điều hướng thiết lập bên cạnh các phím hiển thị, Play, Menu.
Điểm mới của X-Pro3 so với các dòng máy ảnh khác của Fuji là tăng cường thêm 2 bộ filter màu khác là CLASSIC Neg. và MONOCHROMATIC Color.
Fujifilm nói rằng ý tưởng đằng sau những thay đổi mới lạ của X-Pro3 đó là làm nó hoạt động giống như một chiếc máy phim – chậm hơn và chủ ý nhiều hơn. Với một máy phim bạn không thể xem lại được hình ảnh của mình đã chụp ngay lập tức cho đến khi các bộ phim đã được xử lí, việc thay đổi ISO hay WB đều không thể thay đổi nhanh chóng, X-Pro3 sẽ khiến người dùng chậm lại hơn với các thiết lập nhìn hình ảnh của máy qua ống ngắm và chờ đợi – bố cục, chụp xong cả rồi sẽ là về nhà và thưởng thức lại thành quả của mình.
X-Pro3 chia sẻ cùng bộ xử lí và cảm biến hình ảnh của X-T3 được ra mắt từ đầu năm, sử dụng cảm biến X-Trans IV CMOS APS-C 26.1 MPx với bộ xử lí X Processor 4 với nhiều cải tiến bên trong từ hệ thống lấy nét theo pha có thể hoạt động ở mức độ thấp đến -6EV.
HDR cũng được bổ sung lên X-Pro3 cung cấp 4 mức hiệu ứng, có thể lựa chọn được. Chế độ này máy sẽ tự động chụp 3 ảnh khác nhau sau đó căn chỉnh và xếp chồng để tạo ra bức ảnh tốt nhất, theo đó tuỳ người dùng sử dụng JPEG hay RAW mà máy sẽ cần nhiều thời gian hơn để xử lí được ảnh.
[twenty20 img1=”125516″ img2=”125517″ offset=”0.5″ before=”Ảnh chụp thường” after=”Ảnh HDR” hover=”true”]
Tuy nhiên HDR máy ảnh thật sự không mạnh mẽ như điện thoại, nó chỉ kết hợp từ 3 tấm ảnh nên mức độ hiệu quả là không nhiều, nhưng nó vẫn là một tính năng thuyết phục dành cho người dùng cần, và xử lí hậu kì sẽ là giải pháp xử lí triệt để chúng. Tính năng HDR này cũng sẽ có trên các dòng X-T3 và X-T30 trong thời gian tới.
Khả năng video của X-Pro3 không được mạnh mẽ như X-T3 chỉ là 4K@30p và tốt nhất của máy nên chỉ là Full HD.
Mức giá dành cho X-Pro3 sẽ là $1,699.99 và thêm $200 cho lớp phủ chống xước.
Một số hình ảnh được chụp bởi X-Pro3