Apple vừa mới phát hành bản cập nhật macOS Catalina, với việc ngưng hỗ trợ các ứng dụng, phần mềm 32 bit, ảnh hưởng lớn đến lượng người dùng hiện nay.
Bản cập nhật Mac mới nhất của Apple, macOS Catalina, đã được phát hành trong thời gian gần đây, và cùng với đó là một loạt các lỗi với quy mô lớn/nhỏ đã xuất hiện. Bản cập nhật này là lần đầu tiên Apple bỏ hỗ trợ ứng dụng 32 bit, điều này sẽ tạo ra không ít phiền toái cho người dùng các ứng dụng quy mô nhỏ, plugin và phần mềm khác có thể không được cập nhật trong một thời gian hoặc có thể có được tạo ra bởi một công ty không còn tồn tại. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các vấn đề khác với Catalina, như các vấn đề không tương thích phần mềm Adobe và các rào cản không lường trước liên quan đến việc gỡ bỏ iTunes.
Một loạt các câu hỏi quan trọng đối với người dùng Mac, những người có thể có nguy cơ gặp phải các quy trình công việc quan trọng bị phá vỡ bởi Catalina. Chính xác thì điều gì có thể xảy ra nếu cập nhật phiên bản mới nhất? Người dùng có nên nâng cấp ngay bây giờ không, và cần phải làm gì trước khi tiến hành cập nhật? Hoặc là tạm thời chờ đợi cập nhật các bản vá lỗi được phát hành và hệ điều hành đã ổn định sau khi các bản cập nhật được chính thức phát hành?
Chuyện gì đã xảy ra với Catalina?
Apple đã từng đưa ra cảnh báo cho người dùng macOS High Sierra rằng phần mềm 32 bit sẽ “không được hỗ trợ”. Các ứng dụng vẫn hoạt động, nhưng với việc ra mắt chính thức của Catalina vào tháng 6 tại WWDC, Apple đã chính thức ngừng hỗ trợ các ứng dụng, phần mềm 32 bit. Với sự ra mắt của Catalina, các ứng dụng 32 bit sẽ không còn hoạt động.
Điều đó đã dẫn đến một số vấn đề lộn xộn dễ hiểu. Chẳng hạn, các phiên bản cập nhật của các sản phẩm Adobe như Photoshop sử dụng một số thành phần và trình cài đặt cấp phép 32 bit, nghĩa là chúng sẽ không hoạt động sau khi người nâng cấp hệ điều hành của mình. Ngay cả trình gỡ cài đặt của Adobe cũng không hoạt động nâng cấp bởi vì công cụ này cũng được phát triển trên nền tảng 32 bit.
Adobe khuyên người dùng không nên cập nhật máy Mac của mình nếu đang sử dụng phiên bản cũ Photoshop hoặc Lightroom khi Creative Cloud chưa được ra mắt. Họ cũng nói rằng, ngay cả khi người dùng nâng cấp, họ nên gỡ cài đặt phần mềm đó trước nếu không sẽ khó gỡ bỏ phần mềm khi nó không hoạt động.
Các phần mềm phổ biến khác được hỗ trợ bởi quá trình chuyển đổi 32 – 64 bit này bao gồm các phiên bản cũ hơn của Microsoft Office, nhiều phiên bản cũ của các ứng dụng Mac như GarageBand và các ứng dụng đã ngừng sử dụng như iPhoto. Đối với những người chơi game trên máy Mac, có thể một vài người đang sử dụng nền tảng 32-bit và sẽ không có cách nào để cứu vãn sau khi nâng cấp lên Catalina. Apple blogger Steve Moser đã tổng hợp danh sách 235 ứng dụng và số lượng không hỗ trợ trong Catalina. Điều đó bao gồm một số phiên bản của Transmit, 1Password, QuickBooks, VMWare Fusion và Parallels.
Nhưng các vấn đề mở rộng ra ngoài việc hỗ trợ ứng dụng 32-bit đã bị ngừng. Do các vấn đề không tương thích, ngay cả các phiên bản Photoshop mới hơn được cài đặt và quản lý bằng Creative Cloud cũng gặp vấn đề về đặt tên tập tin, sự cố xác minh plug-in và xuất video. Adobe cho biết trên trang hỗ trợ của mình về vấn đề khá ít thông tin, BExtendScript Toolkit, và Lens Profile Creator sẽ không thể chạy được sau khi nâng cấp hệ điều hành.
Vì Catalina đánh dấu sự kết thúc chính thức của iTunes là một ứng dụng độc lập, các ứng dụng của bên thứ ba dựa trên iTunes là kho lưu trữ tệp nhạc và các tính năng được cung cấp để liên kết với các phần mềm khác cũng đang gặp sự cố. Điều này chủ yếu ảnh hưởng đến các ứng dụng DJ như Rekordbox và Traktor cung cấp khả năng đồng bộ hóa các tệp XML được tạo từ iTunes, phá vỡ liên kết giữa phần mềm và thư viện nhạc của DJ, một tính năng quan trọng cho các buổi biểu diễn trực tiếp. Đối với những người phụ thuộc vào phần mềm đó, Apple cũng bảo họ đừng nâng cấp lên Catalina.
Chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề xuất hiện hơn khi nhiều người dùng nâng cấp lên Catalina và gặp phải những vấn đề mới, không lường trước được. Nhưng hiện tại, nếu bất kỳ phần mềm nào được đề cập ở trên là quan trọng đối với công việc hoặc sử dụng máy tính hàng ngày của người dùng thì tạm thời hãy quên đi việc nâng cấp hệ điều hành.
Có nên nâng cấp hệ điều hành vào lúc này?
Nếu muốn nâng cấp, có một số cách dễ dàng để biết liệu thiết bị của người dùng có bị ảnh hưởng nặng nề do mất hỗ trợ phần mềm, ứng dụng 32 bit hay không. Apple đã nỗ lực để đảm bảo rằng khi người dùng chọn cài đặt hệ điều hành mới, họ sẽ phát hiện được phần mềm được cài đặt trên máy đã cài đặt bản vá được hỗ trợ sau khi cập nhật.
Nhưng nếu vẫn muốn cập nhật hệ điều hành mới nhất, trước khi tải xuống bản cập nhật Catalina và đến giai đoạn cuối của quá trình cài đặt, người dùng có thể sử dụng tìm kiếm Spotlight trên máy Mac để mở công cụ System Information. Từ đó, kéo xuống “Software” và nhấp vào “Legacy Software“. Ở phần trên đầu tiên của cửa sổ hiện ra, người dùng sẽ tìm thấy tất cả các phần mềm sẽ không hoạt động khi Catalina được cài đặt.
Nếu không có nhu cầu sử dụng các ứng dụng, phần mềm nặng về xử lý, tính toán, nhu cầu chỉ sử dụng vào mục đích cơ bản như lướt web, các tác vụ nhẹ và tuổi đời của thiết bị chưa tới 4-5 năm, thì người dùng có thể quyết định nâng cấp hệ điều hành của mình mà không phải lo lắng gì cả. Nếu ngược lại thì hãy tạm hoãn việc cập nhật cho đến khi có các bản cập nhật bản vá lỗi.
Tại sao phải tạm dừng việc cập nhật?
Có rất nhiều lý do để không nâng cấp lên Catalina. Apple cho biết hệ điều hành sẽ hoạt động trên các thiết bị được sản xuất từ năm 2012, nhưng điều đó đồng nghĩa sẽ có rất nhiều ứng dụng, phần mềm 32 bit đã được cài trên thiết bị mà người dùng không để ý đến. Việc cập nhật chỉ để phù hợp với các tính năng, các ưu điểm trên các dòng thiết bị mới. Một lý do khác khiến người dùng có thể muốn ngừng nâng cấp là chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo nội dung, sẽ gặp phải rắc rối khi sử dụng Photoshop hoặc bất kỳ phần mềm âm nhạc nào được đề cập ở trên danh sách bị ảnh hưởng bởi việc xóa iTunes.
Người tiêu dùng, và đặc biệt là người hâm mộ Apple, đã bị ru ngủ trong cảm giác tự mãn về các bản cập nhật phần mềm vì mức độ ổn định của các loại thiết bị di động thông thường. Để tránh hiện tượng thiết bị tự động cập nhật tự động, người dùng nên kiểm tra “Software Update” trong “Settings” đã được tích bỏ chọn “Automatically keep my Mac up to date” hay chưa, để tránh gặp phải tình trạng ứng dụng quen thuộc của mình không còn hoạt động sau khi thiết bị cập nhật hệ điều hành.