Những rủi ro khi mua phần mềm chống virus không chính hãng

Mong muốn tiết kiệm tiền khi mua sắm là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, việc mua sản phẩm giá rẻ hơn và xuất xứ không rõ ràng có thể mang đến cho người dùng không ít phiền toái, không chỉ đối với những mặt hàng xa xỉ mà còn với các sản phẩm phổ biến như phần mềm chống virus. Hiện nay, người dùng có thể dễ dàng tìm mua những giải pháp bảo mật với giá thấp hơn từ 2 đến 10 lần so với giá niêm yết. Đó có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sản phẩm có vấn đề. Vậy khi mua phần mềm chống virus như Kaspersky Internet Security – không chính hãng, người mua có thể đối mặt với những rủi ro nào?

Những rủi ro khi mua phần mềm chống virus không chính hãng
Bên trong hộp đựng sản phẩm chống virus Kaspersky chính hãng

Không kích hoạt được phần mềm

Đơn vị bán hàng lừa đảo có thể tự tạo ra những chuỗi ký tự trông giống mã (key) thật bằng cách kết hợp các chữ cái và con số, cũng như sử dụng lại mã (key) bị chặn hoặc đã được dùng. Trong khi đó, nạn nhân lại không thể kiểm tra mã (key) trước khi mua. Với những mã (key) giả mạo, người dùng không những bị mất tiền oan mà còn không thể kích hoạt được phần mềm để sử dụng.

Bản quyền không đủ 365 ngày

Hiện tại trên thị trường có nhiều cửa hàng bán phần mềm Kaspersky giả mạo, khi kích hoạt sẽ không đủ thời gian bản quyền (365 ngày). Để kiểm tra sản phẩm có phải chính hãng hay không, cũng như xem chính xác ngày, giờ kích hoạt và thời gian sử dụng của mã (key) bản quyền, người mua có thể truy nhập vào https://my.kaspersky.com, đăng nhập hoặc tạo mới tài khoản, sau đó nhập mã (key) vào để kiểm tra.

Máy tính bị lây nhiễm mã độc

Một trong những cách tấn công mạng mà hacker thường dùng là nhúng mã độc vào các phần mềm giả mạo. Bằng việc sử dụng phần mềm chống virus giả mạo, người dùng không chỉ không bảo vệ được máy tính mà còn rất dễ bị đánh cắp dữ liệu, khai thác thông tin (như thông tin giao dịch ngân hàng trực tuyến, tài khoản mạng xã hội,.v.v.), hoặc máy bị phơi nhiễm trước các mã độc khác.

Không nhận được dịch vụ chăm sóc chính hãng

Mã (key) giả mạo là một quả bom hẹn giờ. Khi mua phải mã bản quyền “lậu”, một số trường hợp người mua vẫn có thể kích hoạt và sử dụng phần mềm được. Tuy nhiên, đây là bản không thể dùng chung cho nhiều máy tính (chỉ dành cho 1 máy/mã (key) nhưng lại bán ra cho nhiều người). Trong quá trình sử dụng, hệ thống của Kaspersky sẽ tiến hành rà soát thường xuyên, từ đó sẽ nhận diện, chặn và khóa những phần mềm vi phạm chính sách kích hoạt bất cứ lúc nào. Lúc này, nạn nhân sẽ không nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ chăm sóc từ nhà phân phối chính hãng, và máy tính của nạn nhân càng dễ bị tấn công bởi mã độc hơn.

Những rủi ro khi mua phần mềm chống virus không chính hãngĐể tránh trường hợp mua phải phần mềm chống virus Kaspersky không chính hãng, người dùng nên:

  • Kiểm tra hộp và cách đóng gói: sản phẩm Kaspersky chính hãng được đóng gói trong hộp giấy cứng chỉn chu, có seal hộp đầy đủ. Bên trong hộp có giấy hướng dẫn sử dụng, bao đựng đĩa cài đặt, đĩa cài đặt, và thẻ cào với các thông tin và hướng dẫn chi tiết cho người dùng.
  • Kiểm tra kỹ thẻ cào: Thẻ giả có mặt trước và mặt sau trông giống với một namecard bình thường, chỉ cần lật mặt sau và cào phần giấy bạc thì có thể lấy được mã (key). Trong khi đó, thẻ thật có kích thước lớn hơn, và phải xé bỏ phần giấy theo đường răng cưa trên thẻ, sau đó mở ra cào phần giấy bạc thì mới lấy được mã (key). Thẻ chưa bị xé rời để lộ mã key mới là thẻ đảm bảo, người dùng nên từ chối nhận thẻ đã bị xé/mở ra sẵn để tránh rủi ro.
  • Chọn đúng kênh mua hàng: Các chuỗi cửa hàng bán lẻ có kênh trực tuyến uy tín như Thế Giới Di Động, FPT Shop hay hệ thống ProGuide.vn và các đối tác đại lý của NTSS là những nơi mà người tiêu dùng có thể đặt mua nhanh bản quyền sản phẩm.
Những rủi ro khi mua phần mềm chống virus không chính hãng
Giá bán chính thức của các sản phẩm Kaspersky tại thị trường Việt Nam
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan