Cảnh giác: mua phần mềm bảo mật giả nhưng thiệt hại thật

Hàng loạt những thông tin rao bán mã bản quyền phần mềm bảo mật Kaspersky giá rẻ giảm 40% hay thậm chí 50% so với giá bán lẻ nhà phát hành công bố trên các chợ trực tuyến. Khi người tiêu dùng chọn mua để tiết kiệm chi phí thì câu chuyện ‘rước hoạ vào thân’ bắt đầu.

“Rẻ hơn 50%, nhận ngay mã thẻ”

Hàng loạt cửa hàng ảo trên các mạng trực tuyến như Sendo, Tiki và Lazada… đang rao bán mã thẻ bản quyền nhiều phần mềm bảo mật, đặc biệt tập trung vào phần mềm Kaspersky đang được người dùng máy tính ưa chuộng sử dụng phổ biến trên thị trường với ‘giá sốc’, tức chỉ bằng 50% so với giá niêm yết của nhà phân phối.

Nhiều người dùng tưởng đây là chương trình khuyến mãi ‘sốc’ của nhà phân phối hay từ nhà bán lẻ vì hình ảnh và thông tin ‘trông rất thật’ bao gồm cả bao bì đóng gói và thẻ mã bản quyền, nhưng theo tìm hiểu đây là chiêu lừa đảo từ kẻ gian lợi dụng kẽ hở của các hệ thống bán lẻ trực tuyến để lừa đảo. Chỉ cần tạo một tài khoản bán hàng trên các trang bán lẻ phổ biến hiện nay như Lazada, Tiki hay Sendo rồi rao bán thoải mái các sản phẩm giả mạo mà ít bị kiểm tra khiến người tiêu dùng lẫn nhà phân phối chính hãng chịu thiệt nặng nề.

Kaspersky giả
Bản quyền phần mềm bảo mật Kaspersky Internet Security ‘bản lậu’ hoặc giả mạo được rao bán công khai trên trang bán lẻ trực tuyến Lazada (Ảnh chụp màn hình)
Cảnh giác: mua phần mềm bảo mật giả nhưng thiệt hại thật
Hộp giả mạo sản phẩm Kaspersky Internet Security gửi đến khách hàng mua từ một người bán trên Lazada
Cảnh giác: mua phần mềm bảo mật giả nhưng thiệt hại thật
Hàng loạt website giả mạo bán mã bản quyền Kaspersky ‘giá rẻ’

Hàng giả, nguy cơ thật

Thiệt hại từ hàng lậu, hàng giả đối với các hãng bảo mật lẫn nhà phân phối chính thức tại Việt Nam là điều chắc chắn. Và càng nguy hiểm hơn khi các mạng bán lẻ trực tuyến đang vô tình tiếp tay cho kẻ gian buôn hàng giả bởi sự kiểm soát lỏng lẻo của mình.

Theo ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bảo mật Nam Trường Sơn (NTS Security) – nhà phân phối độc quyền sản phẩm Kaspersky Lab tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi đã rà soát những shop trực tuyến bán hàng giả mạo để báo với các mạng bán lẻ, tuy nhiên việc liên hệ các bên này khá nhiêu khê trong khi càng chậm trễ thì người tiêu dùng Việt càng đối mặt với rất nhiều nguy cơ an toàn thông tin. Liên hệ dẹp được shop này thì shop giả khác lại mọc ra như nấm. Do đó, chúng tôi mong muốn các chợ trực tuyến hay mạng bán lẻ có kênh thông báo hàng giả hiệu quả hơn, cũng như chọn lọc đúng nhà phân phối chính thức, tránh tình trạng thiếu kiểm soát để hàng giả tràn lan như hiện nay”

Thật vậy, Tiết kiệm được 50% so với giá bán nhưng người tiêu dùng khiến máy tính hay thiết bị của mình gặp ngay nguy cơ mới. Trường hợp đầu tiên liên quan vi phạm bản quyền, mã bản quyền ‘lậu’ rao bán vẫn kích hoạt được nhưng là bản không thể dùng chung nhiều máy tính (chỉ cho 1 PC) nhưng được bán chung cho nhiều người, điều này khiến mã bản quyền đó có thể bị hệ thống của Kaspersky nhận diện, chặn và khoá bất cứ lúc nào khiến PC không còn nhận được sự bảo vệ thích hợp theo chính sách và những dịch vụ chăm sóc chính hãng. Nạn nhân mất tiền oan với hàng giả Kaspersky, không nhận được hỗ trợ từ nhà phân phối chính hãng.

Kế đến, đối với mã bản quyền và sản phẩm giả mạo, người tiêu dùng nhận được mã trung gian để liên hệ nhận mã bản quyền, hoặc nhận được đĩa DVD hay liên kết (link) tải bản cài đặt phần mềm kèm mã kích hoạt bản quyền, tuy nhiên đây lại là phần mềm giả được nhúng mã độc, nên người dùng cài những phần mềm này sẽ phó mặc máy tính của mình trước nguy cơ bảo mật như mất dữ liệu trên PC, bị đánh cắp thông tin giao dịch ngân hàng trực tuyến, tài khoản mạng xã hội cùng nhiều vấn đề khác dẫn đến hậu quả rất lớn. (Tham khảo chi tiết tại đây).

Cách phân biệt thẻ cào mã bản quyền thật – giả

  • Thẻ giả có mặt trước và mặt sau trông giống với 1 namecard bình thường, chỉ cần lật mặt sau và cào phần giấy bạc thì có thể lấy được mã (key).
  • Thẻ thật có kích thước lớn hơn, và phải xé bỏ phần giấy theo đường răng cưa trên thẻ, sau đó mở ra cào phần giấy bạc thì mới lấy được mã (key).

Đáng chú ý, thẻ giả có nội dung và hình ảnh khác hoàn toàn so với thẻ thật (xem ảnh minh hoạ bên dưới).

Cảnh giác: mua phần mềm bảo mật giả nhưng thiệt hại thậtCảnh giác: mua phần mềm bảo mật giả nhưng thiệt hại thậtChọn đúng kênh mua hàng

Các chuỗi cửa hàng bán lẻ có kênh trực tuyến uy tín như Thế Giới Di Động, FPT Shop hay hệ thống ProGuide.vn và các đối tác đại lý của NTS là những nơi mà người tiêu dùng có thể đặt mua nhanh bản quyền sản phẩm Kaspersky.

Cảnh giác: mua phần mềm bảo mật giả nhưng thiệt hại thật
Giá bán chính thức của các sản phẩm Kaspersky tại thị trường Việt Nam
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan