Điểm benchmark giúp người dùng có thể đánh giá một cách khách quan hơn về chiếc smartphone đang muốn tìm hiểu. Nhưng nó vẫn chưa đạt đến mức chính xác hoàn toàn.
Điểm benchmark có thể đã không còn quá xa lạ với người dùng smartphone. Nó giúp người dùng có cái nhìn tổng quan hơn về cấu hình cũng như hiệu năng mà chiếc điện thoại mang lại. Điểm số benchmark giúp người dùng có thể so sánh nhanh 2 chiếc smartphone, chiếc nào có hiệu năng cao hơn. Các điểm số này được các ứng dụng thực hiện các bài kiểm tra đánh giá để đưa ra con số phù hợp.
Cuộc chiến khoe khoang
Kiểm tra hiệu năng của một chiếc smartphone luôn là mối quan tâm của những người đam mê công nghệ và mong muốn tìm ra được giới hạn của chiếc smartphone họ quan tâm. Chẳng ai đến các cửa hàng bán lẻ và hỏi bộ phận chăm sóc khách hàng rằng điểm số Antutu của chiếc smartphone là bao nhiêu, để sau đó họ có thể quyết định chọn chiếc smarpthone Samsung hay LG, hay một chiếc smartphone của một nhãn hiệu bất kỳ.
Con người có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa từ bất kỳ điều gì và smartphone cũng không nằm ngoại lệ. Các nhà sản xuất nắm bắt được rằng người dùng của họ đang quan tâm đến các điểm chuẩn (benchmark) trên những chiếc smartphone, thế là họ lao vào nghiên cứu, phát triển, và sản xuất các thiết bị có điểm chuẩn cao hơn. Và cuối cùng, họ cho ra những thiết bị có những điểm số nổi trội, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Điểm Antutu và Geekbench trở thành cuộc đua cho những chiếc smartphone.
Cuộc đua điểm số giữa những chiếc smartphone cũng được ví như cuộc đua tốc độ giữa những siêu xe. Chiếc nào chạy nhanh hơn thì tốt hơn, smartphone cũng tương tự như vậy. Và bất kỳ cuộc đọ sức nào, cũng có người thắng, kẻ thua, và kẻ gian lận bị phát hiện. Một số nhà sản xuất vì mong muốn sản phẩm mình được biết đến nhiều hơn, điểm benchmark cao hơn mà đã sử dụng một số thủ thuật gian lận để tăng điểm số trên thiết bị của mình. Hệ thống trên thiết bị sẽ tự động tối ưu hiệu năng khi phát hiện có phần mềm, ứng dụng đo điểm số đang hoạt động. Vì vậy đôi khi điểm benchmark không thực sự phản ánh đúng kết quả hiệu năng của chiếc smartphone. Và hiện nay, người dùng đang hướng đến sử dụng shenanigans để hạn chế việc gian lận trong việc đo điểm số benchmark.
Benchmark có thể cho ta biết những gì?
Các ứng dụng đo điểm số sẽ tiến hành chạy các ứng dụng, hoạt cảnh 3D phức tạp để đo lường được khả năng xử lý hình ảnh 3D của thiết bị, từ đó đưa ra điểm số hiệu năng hình ảnh của thiết bị cho người dùng. Từ đó, người dùng có thể biết được chiếc smartphone này có khả năng xử lý các ứng dụng 3D đến mức nào. Đó là một ví dụ điển hình về những con số mà các ứng dụng đo benchmark làm được.
Các bài kiểm tra thường có nội dung nhất quán, mọi phiên bản thiết bị được test với cùng một nội dung như nhau, không có sự phân biệt giữa phiên bản mới và phiên bản cũ. Nếu như nhà sản xuất thông báo rằng thiết bị mới ra mắt được cải tiến hơn, ví dụ 25%, nhưng khi đo đạt so với thiết bị đời cũ hơn thì lại không giống như vậy, thì có thể kết luận rằng “quảng cáo chỉ cho vui”.
Các dòng thiết bị cao cấp đang ngày càng cải thiện trải nghiệm người dùng. Nếu không có các ứng dụng đo điểm số benchmark, thật khó để có thể phân biệt con chip nào mạnh hơn con chip nào, smartphone nào nhỉnh hơn so với smartphone nào. Điểm benchmark sẽ giúp người dùng có thể đánh giá sơ bộ, có cái nhìn tổng quan hơn. Có thể đánh giá một chiếc smartphone một cách khách quan về các tính năng, hiệu năng mới. Để từ đó người dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng điện thoại, tránh gây những thất vọng không đáng có vì chưa tìm hiểu kỹ thiết bị.