7 công nghệ Apple từng loại bỏ để làm thế giới tốt đẹp hơn

iPhone 7 đã xuất hiện, cùng với sự vắng mặt của jack tai nghe 3.5mm. Sự kiện này khiến Internet sục sôi với rất nhiều sự chỉ trích dành cho Apple. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Apple làm một điều như vậy. Hãy cùng điểm qua 7 công nghệ mà Apple đã từng loại bỏ để khiến công nghệ phát triển như ngày hôm nay.

1- Đĩa Floppy

Lùi về năm 1998 khi mọi người đều sử dụng đĩa Floppy. Cùng thời điểm đó, Apple cho ra mắt chiếc iMac G3. Chiếc iMac G3 này có thiết kế tất cả trong một cùng với màu sác tươi sáng, và đặc biệt, nó không có ổ đĩa floppy. Giới truyền thông sửng sốt, iMac G3 xuất hiện trong sự hoài nghi và chế diễu.

Thay thế cho ổ đĩa Floppy là 2 cổng USB 1.1 cùng với ổ đĩa CD-ROM 24x, sau này được nâng lên thành ổ đĩa DVD. Sony phải đợi tới 13 năm sau đó mới chính thức dừng sản xuất đĩa floppy. Apple là người tiên phong trong chuyện này.

7 công nghệ Apple từng loại bỏ để làm thế giới tốt đẹp hơn
Ảnh: Google

Khi mà ổ USB chưa có giá cả phải chăng như bây giờ, và trong lúc đó G3 vẫn chưa có khả năng viết trên các phương tiện quang học. Bỏ ổ đĩa mềm và thay vào đó là lưu trữ bằng ổ USB. Liên kết với những công ty thứ 3 sản xuất ra những ổ USB nhựa đục tương thích. Năm 2001, Apple thay đổi thiết kế của G3 với sự bổ sung ổ đọc CD.

2- Bàn phím smartphone

Apple đã cho ra mắt iPhone vào năm 2007, sau những đồn đoán là sẽ sản xuất một thiết bị điện thoại di động sau sự thành công của iPod. Trong thời điểm đó, thị trường smartphone bị tràn ngập bởi những chiếc điện thoại cảm ứng điện trở. Những thiết bị này gây ra rất nhiều sự phiền phức cho người sử dụng. Trong khi đó, phân khúc cấp cao là sự thống trị của BlackBerry, Nokia Symbian và Sony Ericsson.

Trong thời điểm đó, ngoài những chiếc điện thoại cổ lỗ sỉ hay còn được gọi là “dump phone”, còn có những chiếc smartphone kích cỡ lớn cùng bàn phím QWERTY. Nhưng việc sử dụng chúng khá khó khăn khi không có bút stylus. iPhone xuất hiện và thay đổi tất cả, một thiết bị được trang bị cảm ứng điện dung đa điểm, người dùng có thể sử dụng dễ dàng với ngón tay.

Sự tiện dụng còn được được nâng cao với công cụ tự động sửa lỗi. Bỏ đi bàn phím vật lý, thay vào đó là là màn hình và phần mềm hỗ trợ, thao tác nhập đã trở nên tiện dụng hơn nhiều. Những chức năng như kéo để phóng to trở nên phổ biến và được coi là tiêu chuẩn mới của smartphone. Trong lần đầu xuất hiện, mặc dù không có kết nối 3G nhưng iPhone có trình duyệt Safari, một trình duyệt thự sự mà bạn chỉ cần trượt và bấm để sử dụng.

Xu hướng cảm ứng đa chạm đã lan tỏa khắp nền công nghiệp sản xuất điện thoại. Điều này khiến bàn phím vật lý bắt đầu biến mất. HTC Dream là thiết bị Android thương mại đầu tiên, xuất hiện vào năm 2008. HTC Dream có một màn hình cảm ứng, người sử dụng có thể trượt màn hình này lên để sử dụng bàn phím vật lý. Một vài năm sau, hầu hết các thiết bị Android sử dụng bàn phím cảm ứng trên màn hình. Và những thiết bị Android đã vượt mặt Apple về kích cỡ màn hình tối đa mà smartphone có thể đạt được.

Tất nhiên bạn có thể mua những thiết bị BlackBerry với bàn phím vật lý. Nhưng BlackBerry không còn giữ được vị thế của mình trong nền công nghiệp này như trước kia nữa, nhiều nhà bán lẻ không còn mặn mà với BlackBerry. Trừ những người muốn mua một thiết bị dành cho doanh nhân với bảo mật là ưu tiên hàng đầu, sẽ rất hiếm người muốn mua BlackBerry.

3- Adobe Flash

Trong thời gian đầu, Steve Jobs đã phải miễn cưỡng sử dụng Flash làm một phần của iOS. Bởi vì lúc đó, rất nhiều trang web và game sử dụng Flash là phương tiện chính để truyền dữ liệu. Năm 2010, Apple quyết định loại công nghệ Flash cho thiết bị của mình. Quyết định này đã không nhận được nhiều sự cổ vũ của mọi người dù nó xứng đáng với điều đó.

Steve Jobs đã đi xa đến mức gửi cho Adobe một bức thư công khai được gọi là ” Suy nghĩ về Flash”. Ngày nay bạn vẫn có thể tìm đọc bức thư này trên trang chủ của Apple. Trong bức thư này, Steve Jobs đã nêu ra rất nhiều lý do để Apple sẽ không sử dụng Flash, mỉa mai thay là Steve Jobs đã bắt đầu với bản chất bảo thủ và độc quyền về công nghệ của Adobe. Điều mà không phù hợp với triết lý thiết kế của Apple.

Mặc cho iOS là công nghệ độc quyền của Apple, Steve Jobs tiết lộ rằng ông rất muốn hỗ trợ những công nghệ web mới, những công nghệ mà ông tin rằng sẽ phát triển trong thời gian tới, ví dụ như CSS, JavaScript và HTML5. Steve Jobs tiếp tục liệt kê ra những vấn đề về bảo mật, sự tin cậy và hiệu suất của Flash, điều này làm ảnh hưởng lớn tới công nghệ này cho đến tận ngày nay( thậm chí là sẽ đến ngày nó biến mất).

Ông cũng đề cập tới mối quan tâm về pin, về việc Game Flash được thiết kế bằng bàn phím và chuột, mối quan tâm về sự liên kết của các công nghệ mới trong hệ sinh thái của Apple và về việc phát triển phần mềm cho nền tảng iOS.

Jobs phản pháo về việc Adobe khăng khăng rằng những thiết bị di động của Apple không thể truy cập toàn bộ một trang web:

“Adobe cứ nhắc lại rằng thiết bị di động của Apple không thể truy cập “toàn bộ trang web” vì 75% video trên web là Flash. Nhưng điều mà họ không nhắc tới là hầu như tất cả các video này đều có sẵn trên một định dạng mới, H.264. Chúng đều có thể xem được trên iPhone, iPod và iPad.”

7 công nghệ Apple từng loại bỏ để làm thế giới tốt đẹp hơn
ảnh: google

Điều này về bản chất khiến cho những nhà phân phối nội dung giải trí trực tuyến chuyển từ những công nghệ định dạng độc quyền sang công nghệ mở( lúc này là H.264).

Android tiếp bước việc đào hố chôn Flash năm 2012, sau đó nhiều công ty cũng cố gắng theo xu hướng này. Tầm nhìn của Steve Jobs về một internet không phụ thuộc vào những công nghệ độc quyền giúp thúc đẩy việc khai tử Flash, cùng với đó là việc những công nghệ mở được đón nhận bởi cả những thiết bị không phải của Apple.

4- Chuột

Những con chuột máy tính vẫn còn được còn được sử dụng rộng rãi, nhưng chúng dường như không còn là lựa chọn hàng đầu với những người sử dụng Mac. Nhờ vào sự thành công của Macbook Air, phần lớn người sử dụng Mac tương tác với macOS thông qua trackpad. Thậm chí hiện nay là thao tác với màn hình cảm ứng của laptop đã trở nên phổ biến.

Công nghệ đa chạm trên iPhone và iPad đã dọn đường cho sự thành công của trackpad trên Macbook Air ra mắt vào năm 2008. Trackpad sử dụng công nghệ chạm và kéo với iPad và iPhone, chỉ khác nhau giữa việc sử dụng 1 ngón tay và 2 ngón tay. Điều này khá đối lập với cách tiếp cận của Microsoft với Windows.

Nhiều cử chỉ đa chạm đã khiến việc sử dụng macOS trở nên thoải mái và tiện lợi hơn, ví dụ như việc chọn một từ bằng 3 ngón tay để định nghĩa từ đó hoặc tìm kiếm nó trên wikipedia. Người dùng hiện nay có thể đổi desktop bằng việc trượt 3 ngón tay, mở ra tất cả các cửa sổ bằng đang chạy bằng việc đẩy 4 ngón tay ra và kéo để phóng to như iPhone hay iPad.

Mặc dù Apple vẫn sản xuất chuột máy tính, việc sử dụng Mac vẫn thoải mái hơn khi bạn có thể tận dụng các cử chỉ tay trên trackpad. Apple cuối cùng cũng mang công nghệ đa chạm với dòng desktop với Magic Trackpad được ra mắt năm 2010. Ngoài việc nhay, chính xác và không dây, thiết bị ngoại vi giá 69$ này còn to hơn trackpad thông thường 80% giúp việc thao tác dễ dàng hơn.

7 công nghệ Apple từng loại bỏ để làm thế giới tốt đẹp hơn
ảnh: makeuseof.com

Phiên bản mới nhất của Magic Trackpad được giới thiệu năm 2015 có thêm công nghệ Force Touch cảm ứng áp lực( còn được biết đến với tên 3D Touch trên iPhone). Kích thước của nó cũng to hơn 13%, và hiện nay nó được trang bị pin Litithium và cùng cổng Lightning với thiết bị iOS.

5- Đầu đọc đĩa quang học

Apple từng tham gia vào một cuộc đánh cược khác vào năm 2008. Họ cho ra mắt nguyên bản ổ đĩa sans MacBook Air. Để làm chiếc máy tính của mình mỏng và nhẹ hơn, Apple đã loại bỏ ổ đĩa quang học cồng kềnh và giảm thiểu số cổng kết nối. Nó rất mỏng và nhẹ nếu so sánh với những những máy netbook bấy giờ, với sức mạnh như một chiếc laptop thông thường và ngang ngửa với một chiếc máy để bàn.

Nếu so với bây giờ thì điều này không quá ấn tượng. Nhưng nên nhớ rằng, những năm 2008, Apple chưa hề có Mac App Store như bây giờ. Không có Office 365, không có Adobe Creative Cloud, Spotify. Trong khi đó những ứng dụng như Netflix và Hulu mới đi vào hoạt động. Lúc bấy giờ MacBook Air cũng rất đắt đỏ, thêm vào đó nữa những chiếc MacBook đầu tiên được làm từ nhựa plastic.

Vào năm 2009, một phiên bản máy chủ của Mac dành cho công ty đã loại bỏ đi ổ đĩa quang, thứ mà cuối cùng đã biến mất khỏi những phiên bản Mac năm 2011 để mang tới một thiết kế nhỏ và nhẹ hơn. Năm 2012, Macbook Pro với màn hình Retina và chiếc iMac được bán ra, cả hai đều không có ổ đĩa quang. Đến năm 2013, ổ đĩa quang cũng biến mất trên Mac Pro phiên bản mới. Bây giờ bạn chỉ có thể tìm thấy ổ đĩa quang trên chiếc Macbook Pro 13″ dày cộp.

7 công nghệ Apple từng loại bỏ để làm thế giới tốt đẹp hơn
ảnh: google

6- Cổng kết nối laptop

Khi MacBook Retina được ra mắt năm 2015, được thừa hưởng nhiều công nghệ từ MacBook Air và những dòng MacBook Pro mới nhất. Được trang bị bổ xử lý hiệu suất cao như của Pro, một màn hình độ phân giải cao và đẹp tuyệt vời của Air. MacBook Retina  là một sự bổ sung hoàn hảo cho đội hình vốn đã rất khủng của Apple.

Nó cũng cực kỳ mỏng bởi đã được Apple loại bỏ đi nhiều cổng kết nối mà họ nghĩ là không cần thiết. Không biết rằng điều này là táo bạo hay ngu xuẩn, nhưng Apple đã quyết định rằng họ chỉ cần 2 cổng kết nối cho laptop: 1 cổng headphone và một cổng USB-C( lưu ý rằng cổng này vẫn chưa phổ biến). Nếu bạn muốn xuất ra cổng HDMI, bạn phải sử dụng một USB stick, kết nối vào Ethernet, sử dụng màn hình Thunderbolt, hoặc là cắm vào khe cắm SD card bằng adapter.

Vậy Apple đang nghĩ gì?

Một phần nào đó, thiết kế này của Apple đã đạt được thỏa hiệp với người dùng. Bằng cách nói với khách hàng rằng họ không cần những cổng và dây cáp đó, họ có thể bán ra những sản phẩm đẹp đẽ và thanh lịch hơn. Rõ ràng người dùng sẽ sẵn sàng hi sinh vài cổng kết nối để có trong tay những tuyệt phẩm. Apple đang cố gắng làm cho chuẩn USB-C phổ biến, và sau đó sử dụng nó để làm cổng sạc.

ảnh: Maurizio Pesce

Apple nói rằng bạn có thể làm rất nhiều việc với hệ thống đám mây. Bạn có thể gửi file bằng AirDrop, bạn có thể backup chiếc iPhone của bạn dễ dàng chỉ cần có mạng, xuất video của bạn ra Apple TV bằng Airplay. Và bây giờ là sử dụng cáp USB mới nếu bạn muốn có thêm dung lượng.

Sự thiếu vắng của vài cổng kết nối hiện tại cũng giống như sự biến mất của đĩa floppy hay ổ đĩa quang trong quá khứ, ban đầu mọi chuyện trông có vẻ khó khăn nhưng sau đó nó sẽ trở thành tiêu chuẩn mới của các thiết bị tiếp theo.

7- Jack tai nghe 3.5

Cho dù đang có rất nhiều ý kiến trái chiều xanh quanh việc này. Nhưng xét đến đoạn đường dài phía trước, quyết định bỏ jack headphone 3.5 của Apple sẽ làm nên chuyện. Ngoài việc giới thiệu Airpod với việc tiêu thụ ít năng lượng, Apple còn nhấn mạnh với những nhà sản xuất headphone về việc chuyển đổi từ công nghệ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự, và quan trọng hơn cả là cải thiện chất lượng âm thanh.

7 công nghệ Apple từng loại bỏ để làm thế giới tốt đẹp hơn
ảnh: google

Việc loại bỏ này khiến cho công nghệ chống nước của Apple trở nên đáng tin cậy hơn rất nhiều. Sự cải thiện chất lượng của công nghệ âm thanh Bluetooth và sự xuất hiện của tai nghe mới có thể lấy năng lượng trực tiếp từ thiết bị của bạn là một điều gì đáng mong đợi. Trông có vẻ như chỉ còn là vấn đề thời gian để cáp chữ Y xuất hiện, cho phép bạn vừa sạc vừa sử dụng adapter Lightning-sang-3.5mm.

Liệu quyết định loại bỏ jack 3.5mm của Apple có chính xác? Liệu họ có thành công một lần nữa với sự thay đổi táo bạo này? Liệu những nhà sản xuất khác sẽ tiếp bước Apple và tạo nên thêm một cuộc cách mạng về thiết bị? Thời gian sẽ trả lời tất cả.

Quảng cáospot_img

Tin liên quan

Tin gần đây