3 ngày với chiếc máy ảnh mirrorless full-frame Canon EOS R

Tuần trước, Canon chính thức giới thiệu chiếc máy ảnh mirrorless full-frame đầu tiên của họ là EOS R. Và đưới đây là một số cảm nhận và ảnh chụp được từ Canon EOS R của tác giả Steve Dent trên trang Engadget.

3 ngày không phải là nhiều để có thể đánh giá một cách cụ thể nhất về chiếc máy ảnh hoàn toàn mới này, nhưng nó đủ để nắm bắt được phần nào chất lượng thật sự bên cạnh những thông số mà nhà sản xuất cung cấp. Nhắc lại, mức giá của Canon EOS R là $2,299 cho thân máy.

Canon cũng công bố 4 chiếc ống kính mới đi cùng với EOS R, nhưng bạn cũng có thể sử dụng lại nhưng ống EF hay EF-S với 3 ngàm chuyển khác. Mẫu ngàm cơ bản $100 sẽ cho bạn AF, chống rung và dữ liệu ống kính, phiên bản $200 cung cấp thêm những vòng điều khiển và mẫu có thêm Filter phân cực là $300.

Canon EOS R có thể quay film 4K@30fps tuy nhiên bị crop tỉ lệ 1.7, bằng với nhiều mẫu APS-C khác. với độ phân giải Full sẽ quay được tối đa 60fps, cả crop và không crop. Giống như 5D IV thì chiếc máy ảnh mới này cũng có cổng tai nghe và mic riêng. Một điều đáng tiếc là không có chống rung trên thân máy, nên bạn cần phải sử dụng len có OIS để tránh ảnh bị nhoè hơn. Thêm nữa là chiếc máy này chỉ có một khe thẻ nhớ, tuy nhiên nó hỗ trợ tốc độ cao SDXC UHS II (lên đến 300 MB/s), đây cũng là chiếc máy ảnh đầu tiên của Canon hỗ trợ chuẩn này. Kính ngắm EVF 3.69 triệu điểm và màn hình cảm ứng có thể quay lật lại chế độ selfie cho các Vlogger.

EOS R cũng đánh dấu một sự thay đổi lớn của Canon về thế thiết và cách cầm nắm. Nút bấm, vòng xoay và menu đều có nhiều khác biệt so với 5D IV, và tin vui là tất cả đều tốt hơn (theo ý kiến của tác giả).

3 ngày với chiếc máy ảnh mirrorless full-frame Canon EOS R

Vòng xoay chế độ được thay bằng một vòng khác không in các ký hiệu bên trên, thay vào đó sẽ hiện thị ở màn hình bên cạnh. Ngoài ra, mặt  sau cũng không còn vòng xoay hay joystick nữa, thay vào đó là nút cảm ứng đa chức năng. Vòng xoay phía trước thì được đưa lên đỉnh máy. Tất cả những ống kính RF mới đều có vòng điều khiển, và những ống ngàm EF cũng sẽ có nếu bạn sử dụng thông qua ngàm đã đề cập bên trên. Cuối cùng là hệ thống menu cũng được làm mới.

Thiết kế hệ thống nút điều khiển mới của EOS R nhăm hướng đến việc sử dụng mà không cần ngắm EVF. Thật khó nói việc Canon có thành công hay không với thiết kế mới này chỉ sau vài ngày sử dụng, nhưng đây vẫn là một bước đi dũng cảm của Canon. Với một tay phải, nó vẫn khiến tôi mất một lúc để mường tượng được cách để điều chỉnh mọi thứ. Hệ thống chương trình vẫn còn khá phức tạp và cần được tinh chế hơn.  

Ví dụ, thanh cảm ứng đa chức năng có thể điều chỉnh ISO, WB, tốc độ màn trập hay bất kì tính năng nào bạn muốn. Bạn có thể trượt ngón trái trên nó để điều chỉnh hoặc cũng có thể chạm vào bên trái hoặc phải. Điểm lấy nét cũng có thể điều chỉnh bằng vị trí này hoặc sử dụng cụm phím điều hướng bên dưới. Tẩt cả các nút đều có thể thay đổi và gán lại chức năng khác mặc định.

Ngàm RF full-frame này không không tương thích với dòng EOS-M APS-C của Canon. Ống 50mm f/1.2 và 28-70 f/2 với thiết kế ngàm mới đơn giản là tuyệt vời. Canon cho biết chiếc ống RF 50mm nét hơn rất rất nhiều so với phiên bản EF và nhỏ hơn một chút.

3 ngày với chiếc máy ảnh mirrorless full-frame Canon EOS R

Thật khó để đánh giá chính xác hệ thống lấy nét trong vài ngày sử dụng. EOS R sở hữu hệ thống lấy nét Dual Pixel, từng sử dụng trên DSLR và EOS-M, nhưng nó có những bổ sung tốt hơn. Nó có thể lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu (đên -6EV với ống f/1.2) , và với 5,655 điểm lấy nét nghe có vẻ hơi quá lố nhưng nó được làm để phục vụ cho focus tracking.

Tôi đã kỳ vọng rằng khả năng AF khi quay video của EOS R là rất tốt, và may mắn là nó đúng như vậy. Nó bắt dính chủ thể đủ tốt để tạo nên những shoot quay rất tốt. Nó có thể bắt dính chủ để chuyển động trong điều kiện rất khó. Tôi cũng không bân tâm quá nhiều đến việc chạm lên màn hình chọn điểm lấy nét, tôi cũng cần thêm thời gian để so sánh với Nikon D850 và Sony A7 III. Tốc độ chụp 8 fps (và 5 fps với chế độ lấy nét liên tục) không thậ sư jaans tượng, nhưng nó vẫn tốt đối với những người chụp không chuyên.

EOS R cảm giác rất chắc chắn nhờ vào báng cầm lớn, thiết kế cao cấp và thân máy được làm bằng magie chống chịu thời tiết. khi bạn thiết lập các nút bấm, touchpad và vòng xoay theo sở thích, nó mang lại cảm giác có sự phản hồi và đễ dàng sử dụng.

Canon cũng trang bị cho EOS R một tấm che sensor, nó sẽ đóng lại khi bạn tắt máy. Bằng cách này, khi bạn thay ống kính, sẽ có cơ hội rất nhỏ cho bụi rơi vào bên trong cảm biến. Nếu bạn không tắt trước khi tháo ống kính, thì rất nhiên sẽ không hoạt đồng.

2 ống kính mới là 50mm va 28-70 đều không được trang bị chốngrung, và thân máy EOS R cũng không có chông trung trong body. Điều này sẽ mang lại không ít khó khắn khi cầm tay chụp ảnh hay quay video. Hi vọng chiếc máy ảnh dòng RF tiếp theo sẽ sở hữu IBIS, sự thiếu sót này khiến cho chiếc EOS R tỏ ra khá lép vế so với Nikon Z6/Z7 hay A7 III.

Với video, cũng không thật sự ấn tượng khi 4K bị crop lại 1.7 lần, như đã đề cập bên trên. Bạn sẽ không khai thác được tối đa trong điều kiện ánh sáng yếu hay DOF của một sensor cỡ lớn. Canon nói với Engagget rằng việc này nhằm mục đích làm giảm hiện tượng quá nóng bởi vì một thân máy nhỏ không thể chịu được nhiệt cao. Nhưng đó không thể xem là lời giải thích thoã đáng bởi Nikon và Sony Full-frame đều có thể quay full pixel.

Canon đã bắt đầu tập trung hơn vào cuộc chiến máy ảnh ở phân khúc mirrorless và sẵn sàng cạnh tranh trực tiế với những đối thủ như Sony. 

Một số hình ảnh chụp từ EOS R, len canon 28-70mm f/2.0 và 400mm f/2.8. Tất cả đều là hàng sample.

NguồnEngadget
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan