Trang chủTin tứcGiải thích về chỉ số chống bụi và nước trên thiết bị...

Giải thích về chỉ số chống bụi và nước trên thiết bị công nghệ

Ngày càng nhiều smartphone, smartwatch được trang bị tính năng chống bụi, chống nước. Nhưng những thông số được các công ty cung cấp thực sự có nghĩa như thế nào? Liệu bạn đã hiểu rõ về các chỉ số đó?

Thông tin về khả năng chống bụi và nước mà các công ty cung cấp dễ dẫn đến hiểu nhầm và bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu bản chất của các chỉ số chống bụi và nước là như thế nào.

Chỉ số IP

Giải thích về chỉ số chống bụi và nước trên thiết bị công nghệ

- Advertisement -

Chỉ số IP là  Chỉ số Bảo vệ Quốc tế (International Protection Rating) cho các thiết bị công nghệ, còn được gọi phổ biến là . Chỉ số IP là tiêu chuẩn do Ủy ban Điện tử Quốc tế (IEC) xây dựng và phát hành. Theo tổ chức này thì chỉ số IP là “hệ thống phân loại mức độ bảo vệ bởi lớp vỏ của các thiết bị điện tử”. Chỉ số này gồm một hoặc hai chữ số đi kèm, được viết liền nhau như IP67 hoặc IP68.

Chữ số đầu tiên thể hiện mức độ bảo vệ chống lại những vật thể cứng từ bên ngoài như móng tay hay các hạt bụi. Các mức độ bảo vệ bắt đầu từ 0 đến 6.

Chữ số thứ hai thể hiện mức độ bảo vệ chống lại sự xâm nhập của độ ẩm, với các mức độ bảo vệ từ 0 đến 8.

Trong trường hợp thiết bị hoàn toàn không có khả năng chống nước hoặc bụi, chữ số nói trên được thay bằng chữ “X”. Ví dụ thiết bị có chỉ số IPX7 có khả năng chống thấm nước ở độ sâu 1 mét trong 30 phút nhưng không có khả năng chống bụi.

Giải thích về chỉ số chống bụi và nước trên thiết bị công nghệ

Giải thích về chỉ số chống bụi và nước trên thiết bị công nghệ
Bảng mô tả các mức độ bảo vệ bụi và độ ẩm của tổ chức IEC

Ví dụ, ổ cắm điện có chỉ số IP22 (yêu cầu tối thiểu cho phụ kiện điện tử được thiết kế cho sử dụng trong nhà) được bảo vệ chống nhét ngón tay vào và không bị ảnh hưởng khi nhỏ nước theo chiều dọc. Nhưng khuôn khổ bài viết này nói về thiết bị điện tử nên bạn chỉ cần quan tâm đến chỉ số IP trên mức IP5X hoặc IP6X (chống bụi).

Chiếc iPhone 7 mới được công bố đạt chuẩn IP67, nghĩa là nó được bảo vệ chống bụi hoàn toàn (mức 6) và cũng có thể chống thấm nước tĩnh ở độ sâu 1 mét trong vòng 30 phút.

Các thiết bị không yêu cầu phải vượt qua mọi thử thách từ mức thấp đến mức cao nhất của chỉ số IP. Do đó, smartphone có chỉ số IP67 có thể không được kiểm tra khả năng chống bụi từ mức 1 đến mức 5 hoặc mức độ chống nước từ mức 1 đến mức 6. Do đó iPhone 7 có thể không hỗ trợ chỉ số IPX5 hoặc IPX6 để chống nước phun thành tia (dưới vòi tắm hay dưới bồn rửa).

Trong khi đó, chiếc Xperia Z3 đạt chuẩn IP65 và IP68, nghĩa là nó được bảo vệ chống bụi và nước phun áp lực thấp như vòi nước khi các cổng (nguồn, khe cắm SIM) được đóng. Sony cũng cho biết chiếc Z3 có thể ngâm nước (nước ngọt) dưới độ sâu 1,5 mét tới 30 phút.

Áp lực nước

Giải thích về chỉ số chống bụi và nước trên thiết bị công nghệ

Nếu có ai đó nói với bạn về chiếc đồng hồ của họ không thấm nước, đó là lời nói dối. Không có đồng hồ nào thực sự không thấm nước và trong thực tế Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) và Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (FTC) cấm các đồng hồ ghi nhãn là không thấm nước (waterproof). Một số đồng hồ có thể chống nước ở các mức tiếp xúc nhất định với nước nhưng luôn có giới hạn mức áp lực nước mà đồng hồ có thể chịu được. Khái niệm “không thấm nước” (waterproof) chỉ áp dụng với thiết bị không bị hỏng cả trong những tình huống khắc nghiệt nhất.

Để giải thích về việc chống nước trong đồng hồ, Tổ chức ISO đã ban hành các tiêu chuẩn được nhiều nhà sản xuất đồng hồ truyền thống áp dụng. Tuy vậy, hầu hết đồng hồ thông minh và thiết bị theo dõi sức khỏe không tham gia các tiêu chuẩn này và do đó chúng không được tổ chức ISO chứng thực. Các thiết bị điện tử tiêu dùng có xu hướng tuân theo chỉ số IP mặc dù một số công ty như Garmin, Pebble và Polar tự kiểm tra các sản phẩm của mình để xác định mức áp lực mà sản phẩm của họ có thể chống nước.

Đánh giá áp lực nước được đo bằng đơn vị ATM. Mỗi ATM tương đương với 10 mét áp lực nước tĩnh. Bảng dưới đây sẽ phác thảo những mức độ chống áp lực nước cơ bản.

Giải thích về chỉ số chống bụi và nước trên thiết bị công nghệ

Cũng nên lưu rằng 5 ATM là mức chống nước ở độ sâu nhất định nhưng độ sâu đó được đo ở áp lực tĩnh. Áp lực nước có thể thay đổi rất nhanh khi bạn chuyển động cánh tay khi bơi. Có thể bạn đang bơi ở độ sâu 3 mét nhưng áp lực tạo ra từ hoạt động của cánh tay có thể tương đương với áp lực cao gấp đôi so với số ATM ở áp lực tĩnh.

Như Garmin giải thích trên website của hãng, “thậm chí cả khi thiết bị đang ở độ sâu dưới mức cho phép, nó vẫn có thể thấm nước nếu phải chịu một hoạt động tạo ra áp lực vượt qua độ sâu giới hạn”.

Chính vì vậy, bạn nên kiểm tra website của nhà sản xuất để biết công ty đó khuyến nghị những gì trước khi đưa smartwatch hay thiết bị theo dõi thể dục của mình vào nhà tắm hay bể bơi.

Những điều cần lưu ý

  • Hầu hết thử nghiệm chống nước được thực hiện ở nước ngọt. Các thiết bị không được bảo đảm sử dụng dưới nước mặn trừ khi được nhà sản xuất xác nhận.
  • Khi đi tắm, các thiết bị đạt chuẩn chống nước sẽ không hỏng nếu bạn quên tháo ra. Tuy nhiên, thiết bị này có thể bị thấm nước và hỏng sau một thời gian tiếp xúc kéo dài với nước.
  • Hầu hết thử nghiệm chống nước được thực hiện ở nhiệt độ từ 15 đến 35 độ C. Nhiệt độ cao hơn như tắm hơi hay bồn tắm nước nóng có thể làm hỏng thiết bị.
  • Hiển nhiên, dây đeo đồng hồ da sẽ không chống nước.
  • Đảm bảo các nắp (như nắp đậy cổng sạc) được đóng kín trước khi cho thiết bị xuống nước.
  • Trừ khi có công bố của nhà sản xuất, bạn nên tránh bấm các nút trên thiết bị khi nó đang dưới nước. Điều này có thể khiến nước thâm nhập vào bên trong vỏ và làm hỏng thiết bị.
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan