Trang chủĐánh giáĐánh giá CoolPad Fancy Pro, có nên thêm 500K để chọn Fancy...

Đánh giá CoolPad Fancy Pro, có nên thêm 500K để chọn Fancy 3?

Chiếc điện thoại tiếp theo thuộc dòng Fancy của CoolPad có cái tên “Pro” nghe rất kiêu nhưng lại có giá bán thấp hơn bản tiền nhiệm. Với 500K chênh lệch, bạn sẽ chọn Fancy Pro hay Fancy 3?

Xem thêm: Đánh giá “Phù thủy bóng đêm” Coolpad Fancy 3

Fancy_pro_thietke_CNV

Fancy Pro tỏ ra yếu thế ở phần mà tưởng như được đòi hỏi rất cao hiện nay, chính là thiết kế. Có nhiều thay đổi về thiết kế bên ngoài của Fancy Pro so với Fancy 3, và chính những sự thay đổi này vô tình khiến cho chiếc điện thoại này mất điểm so với người anh em của mình.

Trên Fancy Pro, bạn sẽ bắt gặp một thiết kế tổng thể khá lỗi thời, một khung sườn kim loại chạy dọc thân máy, màn hình và mặt lưng được áp vào trước và sau, kiểu này xuất hiện từ hồi iPhone 4. Cùng có màn hình 5″ như Fancy 3 nhưng Fancy Pro lại có tỉ lệ hiển thị mặt trước không tốt bằng. Viền mà hình khá dày, chưa thể có  thêm một viền đen cũng dày không kém bên trong màn hình, Fancy 3 có viền mỏng hơn rất nhiều. 

Đánh giá CoolPad Fancy Pro, có nên thêm 500K để chọn Fancy 3?

Mặt lưng của Fancy Pro được làm bằng kính thay vì kim loại, kết hợp với khung sườn kim loại được vát diamond cut giúp cho chiếc máy trở nên bóng bẩy và đẹp hơn. Có một điều mình thấy khá hay là việc mặt lưng kính này rất ít bị bám vân tay, có lẽ nhà sản xuất đã phủ lên mặt kính này một lớp gì đó để hạn chế điều đó. Cảm giác cầm chiếc Fancy Pro trên tay khá tốt và thoải mái, tuy cũng có hơi lấn cấn lòng bàn tay do các chi tiết hoàn thiện không cao.

Đánh giá CoolPad Fancy Pro, có nên thêm 500K để chọn Fancy 3?

Tiếp tục sử dụng màn hình kích thước 5 inch, độ phân giải 1280 x 720 như Fancy 3, màn hình có lẽ là điểm tương đồng nhất giữa 2 chiếc điện thoại này. Nhà sản xuất rất khéo léo khi lựa chọn tấm nền IPS cho màn hình độ phân giải 720p, với khoảng cách sử dụng thông thường thì màn hình vẫn sẽ đảm bảo tốt độ nét hình ảnh.

Khả năng tái hiện màu sắc của điện thoại này mình đánh giá là rất ổn. Màn hình trong, màu sắc hiển thị được kiểm soát khá tốt, không bị đẩy lên quá rực rỡ. Một điểm cộng đối với màn hình này là ám màu rất ít, mình so với V5 Plus thì chiếc điện thoại của Vivo bị ám vàng khá nhiều so với Fancy Pro.

Đánh giá CoolPad Fancy Pro, có nên thêm 500K để chọn Fancy 3?

Một trong những điểm thiếu sót của Fancy Pro làm giảm đi trải nghiệm của người dùng so với Fancy 3 chính là mặt kính không còn được làm 2.5D. Sẽ có sự không liền mạch khi bạn vuốt từ cạnh vào nhưng may thay nhà sản xuất là giảm thiểu điều này bằng việc làm cho mặt kính không bị chìm xuống so với khung viền như nhiều điện thoại khác.

Fancy_pro_hieunang_CNV

Nếu mang ra đo hiệu năng thì Fancy Pro sẽ cho Fancy 3 ngửi khói. Phần đánh giá hiệu năng chính là nơi chiếc điện thoại này thực sự “Pro”, con chip Snapdragon 410 với 4 nhân Cortex-A53 xung nhịp 1.21 GHz cùng với 3GB có một hiệu năng ấn tượng hơn rất nhiều so với Fancy 3, thậm chí nó tỏ ra vượt trội hơn kha khá so với những đối thủ trong tầm giá này.

Tốc độ xử lý thực tế của chiếc máy này là khá tốt so với tầm giá của nó, tuy nhiên 3GB ram trên chiếc máy này hoạt động chưa được hiệu quả. Mở không quá nhiều ứng dụng nhưng khi mở lại ứng dụng trước đó thì nó phải tải lại, có lẽ do CoolUI chưa được tối ưu tốt cho chiếc máy này. Giao diện CoolUI trên Fancy Pro vẫn còn là Android 5.1.1, đây là một điều rất đáng tiếc vì rất nhiều điện thoại lên Android 6.0 thì đa nhiệm tốt hơn rất nhiều.

Fancy_pro_camera_CNV

Có lẽ không phải là một sản phẩm hướng đến việc chụp ảnh như Fancy 3, nên thông số phần cứng camera cũng bị rút lại. Camera sau có độ phân giải 8MP và trước chỉ còn 5MP cũng như không còn đèn flash phía trước để trợ sáng.

Phần cứng bị giảm đi nhưng phần mềm thì vẫn rất tốt. Trên Fancy Pro, Coolpad trang bị cho nó khá nhiều tính năng hay và vui vẻ. Bạn vẫn có chế độ chụp Pro cho phép can thiệp vào rất nhiều thông số của bức ảnh như: thời gian phơi sáng, lấy nét tay, WB, độ bão hoà màu, tương phản,… Ngoài ra còn có những chế độ chụp như Panorama, tạo ảnh GIF, lấy nét sau, phơi sáng. Mình thử nghiệm thì thấy chỉ có chế độ GIF dùng tương đối ổn, còn các chế độ còn lại chỉ ở mức trung bình.

IMG_20170201_154147

Với camera trước bạn vẫn sẽ có chế độ làm đẹp với nhiều cấp độ khác nhau, vẫn sẽ được hỗ trợ HDR. Có một tính năng rất vui vẻ trên camera trước của nhà sản xuất Coolpad trước giờ là dự đoán tuổi. Khi camera trước nhận diện được khuôn mặt của bạn nó sẽ hiện lên số tuổi mà nó dự đoán cũng với từ miêu tả như: Soái ca, cô gái dễ thương,…. Khi chụp máy sẽ tự động lưu 2 ảnh với 1 ảnh bình thường và1 ảnh có phần dự đoán để bạn chia sẻ với bạn bè :D.

Fancy_pro_pin_CNV

Bạn không thể mong chờ việc sử dụng thoải mái một chiếc điện thoại có viên pin 2,000 mAh. Dẫu có dung lượng pin khá thấp nhưng nhờ vào độ phân giải màn hình không cao giúp cho chiếc máy này vẫn có thời lượng pin tương đối là đủ một ngày.

Rút sạc vào khoảng 8h30 sáng, mình có thói quen là luôn mở Wi-Fi, GPS liên tục, 3G trung bình dùng khoảng 2 giờ để lướt web và Facebook. Mình nghe gọi cũng tương đối nhiều và dùng Wi-Fi để vào Facebook hay đọc báo rất nhiều, trung bình thì đến khoảng 16h30 chiều là pin báo còn 15%, lúc đó tắt hết mạng để nghe gọi thì được đến khoảng hơn 18h là cạn pin, hôm dùng 3G nhiều hơn thì hết sớm hơn.

Đánh giá CoolPad Fancy Pro, có nên thêm 500K để chọn Fancy 3?

Giá bán chính thức cho Fancy Pro là 3.49 triệu đồng thấp hơn 500K so với Fancy 3 (mình không đưa Sky 3 vào đây vì đang so điện thoại 5″), điều này khiến cho ngừời mua máy khá là đắn đo việc bỏ thêm tiền. Vậy tóm lại với 500K bỏ thêm bạn sẽ có được chiếc Fancy 3 với một thiết kế ổn hơn (ít nhất là theo quan điểm của mình), camera tốt hơn khá nhiều, pin tốt hơn, có thêm vân tay.

Ưu điểm lớn nhất của Fancy Pro so với người anh em chính là sự nhỉnh hơn về cấu hình. Đặt cả hai lên bàn cân trước một người dùng phổ thông, thật khó để Fancy Pro được chọn là quyết định cuối cùng.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan