Trang chủTin tứcGameCall of Duty: Infinite Warfare liệu có đáng đồng tiền bát gạo?

Call of Duty: Infinite Warfare liệu có đáng đồng tiền bát gạo?

Cuối năm là thời điểm vàng cho những tựa game AAA (game bom tấn) xuất hiện. Call of Duty cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng với phiên bản thứ 13 mang tên Infinite Warfare, nhà sản xuất đang làm người hâm mộ phát chán với sự vắt sữa của mình.

Trong khi đối thủ không đội trời chung Battlefield đã trở về thời kỳ World War I, Infinite War của Call of Duty lại nối tiếp 2 người tiền nhiệm để đưa người hâm mộ đến với tương lai. Điều này cho phép Infinity Ward có thể cải thiện công thức của mình bằng cách nào đó, nhưng ngược lại nó lại khiến một số người cảm thấy nhàm. Hãy cùng xem xét 3 chế độ chơi của Infinite Warfare để xem liệu nó có đáng tiền để bạn mua không nhé.

Phần chơi Campaign

Phần chơi Campaign của Infinite Warfare, không giống như Advanced Warfare hay Black Ops III, có bối cảnh vô cùng rộng lớn trong toàn bộ không gian. Trong tương lai, một nhóm người xấu với cái tên SDF với âm mưu khủng bố toàn cầu. Trong khi những kẻ xấu tấn công căn cứ Trái Đất, đội bạn sẽ phải dùng mọi cách để ngăn chặn chúng.

Mặc dù thời gian này bạn chiến đấu trong không gian, vẫn có đó một chiến dịch CoD. Có những nhiệm phụ như “we need to stop the bad guys”, câu chuyện của Infinite Warfare không được phân ra thành những nhánh khách nhau như Blacks Op II. Mặc dù vẫn mang phần cốt lõi của phần chơi chiến dịch CoD đặc trưng, lang thang trong không gian mang đến những trải nghiệm thực sự thú vị.

Sau khi chơi đến một điểm nhất định trong game, bạn sẽ có thể lựa chọn một số nhiệm vụ khác. Một vài trong số chúng là những cuộc hỗn chiến tùy chọn trong không gian, nơi mà nhiệm vụ của bạn là tiêu diệt những con tàu đắt giá của kẻ thù. Ở những lần khác, bạn sẽ phải hành động lén lút quanh tàu địch để thâm nhập và tiêu diệt những nhân vật quan trọng của địch mà không bị phát hiện.

Call of Duty: Infinite Warfare liệu có đáng đồng tiền bát gạo?
Ảnh: Call of Duty lấy bối cảnh trong không gian

Đây là lần đầu tiên những cuộc chiến tàu không gian xuất hiện trong dòng game Call of Duty. Mặc dù chúng rất thú vị nhưng sẽ tiêu tốn của bạn lượng thời gian không nhỏ. Việc điều khiển tàu bay trong game khá tuyệt vời, nhưng việc phải đuổi theo cả tá những kẻ địch tí hon hoặc gây cả tấn sát thương lên kẻ hủy diệt sẽ nhanh trở nên nhàm chán.

Mặc dù không thể so sánh với Modern Warfare, đây là một trong những màn chơi Campaign hay nhất trong cả seri. Với lồng tiếng sắc bén, cùng với đó là chất lượng hình ảnh rực rỡ và một vài khoảnh khắc tuyệt vời, khiến 6 giờ trải nghiệm tựa game này không hề lãng phí.

Nếu bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm bắn súng siêu thực, bạn có thể chơi phần campaign ở độ khó Specialist sau khi đã hoàn thành nó một lần. Chế độ chơi này giống thật hơn, bạn có thể bị văng vũ khí ra khỏi tay hoặc gặp khó khăn trong việc di chuyển khi bị bắn trúng chân. Thứ này không dành cho tất cả mọi người, những nó là một trải nghiệm bạn chưa từng có trước đây với dòng game này.

Multiplayer

Cho dù phần chơi campaign có tốt như thế nào, người chơi vẫn sẽ muốn tìm tới chế độ nhiều người chơi hơn. Nhưng không may thay, đây chính là điểm yếu nhất của tựa game này.

Đây là Call of Duty Multiplayer…trong không gian

Gần như tất cả mọi thứ của phần chơi multiplayer năm nay đều là những thứ mà chúng ta từng chứng kiến trước đó. Bạn vẫn có khả năng nhảy siêu cao đồng thời chạy trên tường, nhưng với bản đồ trong không gian. Khả năng đặc biệt chỉ Specialist trong Black Ops III sở hữu đã được phổ biến trong Infinite Warfare – điều khiển robot.

Không hề có một điểm sai sót nào về nền tảng ở chế độ multiplayer. Nó vẫn là Call of Duty và Infinite Warfare đẩy tốc độ mọi thứ lên rất cao, vì vậy bạn sẽ bị giết nhiều hơn. Lag và những vấn đề về hồi sinh vẫn chưa được sửa chữa. Bản đồ của game cũng phức tạp hơn, nó như một ma trận thay vì được bố trí theo 3 đường như Black Ops III.

https://www.youtube.com/watch?v=irIkbTen53k

Với hệ thống Pick Ten cho phép bạn chọn load-out và Supply Drops mang đến cho bạn những khả năng và họa tiết đặt biệt, những người từng chơi 2 tựa game CoD gần đây nhất sẽ không tránh khỏi cảm giác deja vu. Thậm chí là những chi tiết như scorestreak hay bảng kỹ năng, thậm chí nó giống như copy+paste từ Black Ops III qua vậy.

Ifinite Warfare đã có thể làm nhiều điều hơn với chủ đề về không gian để khiến tựa game thứ 3 trong chuỗi cơ giới hóa của Activision nổi bật hơn. Tại sao họ lại không tạo ra một nơi mà mọi người chơi có thể chiến đấu trong môi trường không trọng lực, hay một nơi rộng hơn mà họ có thể sử dụng grapping hook để di chuyển?

Call of Duty: Infinite Warfare liệu có đáng đồng tiền bát gạo?
Ảnh: Chiến đấu ở chế độ multiplayer

Infinite Warfare có một vài chế độ chơi mới, nhưng lại không hề có kết nối với chủ đề của game. Frontline là một chế độ chơi tương tự như death match nơi bạn sẽ luôn hồi sinh ở căn cứ, nhiệm vụ Defender của bạn là bảo vệ một quả cầu để ghi điểm, bên cạnh đó còn có thêm những nhiệm vụ nhỏ trong một trận đấu như đạt 5 kill sử dụng súng ngắn. Hoàn thành những nhiệm vụ này để nhận được trang bị đặc biệt.

Trong khi những khẩu súng trong game có cảm giác khi bắn khá tốt, nhiều trong số chúng giống như được tân trang lại từ những vũ khí cũ hơn như AK-47. Thật kỳ cục rằng Infinite Warfare không có tùy chọn “mute” tất cả người chơi khác. Tóm lại, chế độ multiplayer của tựa game này chỉ giống như một bản mở rộng của Black Ops III chứ không quá đặc biệt.

Pay to Win?

Một vấn đề đáng quan tâm ở chế độ multiplayer là hệ thống Supply Drop. Khi chơi, bạn có thể kiếm được những chiếc chìa khóa để mở những chiếc hộp ngẫu nhiên. Bên trong những chiếc hộp này là rất nhiều loại súng với chỉ số tốt hơn. Lấy ví dụ như một khẩu assault rifle Epic sẽ không bị giảm sát thương khi bắn trúng kẻ địch ở tầm xa.

Call of Duty: Infinite Warfare liệu có đáng đồng tiền bát gạo?
Ảnh: charlieINTEL

Vì những chìa khóa này có thể mua được bằng tiền mặt. Những người chơi có tiền rõ ràng sẽ có lợi thế hơn so với người chơi không có. Chưa thể nói trước nhưng điều này có nguy cơ làm nản lòng nhiều người.

Zombies

Từng là phần phụ, nhưng hiện tại chế độ Zombie đã trở thành một phần cốt lõi của CoD. Khi Zombies là chế độ truyền thống của Treyarch, Infinity Ward đã đưa nó vào Infinite Warfare. Khá xấu hổ khi họ không mang đến điều gì mới mẻ như điều đã từng làm với CoD Ghosts bằng chế độ Extinction. Nhưng khá đáng mừng rằng chế độ Zombies là một trong những thứ tốt nhất của họ trong năm nay.

Zombies in Spaceland lấy bối cảnh khi 4 diễn viên nghiệp dư đang được tuyển chọn để tham gia bộ phim của Willard Wyler trong lần đánh dấu việc ông trở lại màn bạc. Nhưng đột nhiên họ phát hiện Wyler bị điên và đưa 4 người họ vào bộ phim của mình, Zombies in Spaceland. Bộ phim có bối cảnh vào những năm 1980 và 4 người chơi chuyển sang phong cách ăn mặc “chất lừ”.

Nếu bạn đã từng chơi chế độ zombie trước đó, bạn sẽ biết điều gì đáng mong đợi. Cơ chế chơi cơ bản là đóng cửa, bật nguồn điện và mua sắm những vũ khí tốt hơn. Chế độ chơi này thực sự hoa mỹ và thân thiện với người chơi. Điều này sẽ thúc đẩy nó trở thành một trong những chế độ chơi zombie tốt nhất trong một khoảng thời gian.

Có nhiều điểm khiến cho những người chơi mới dễ thở hơn. Khi bạn chết trong một round ở chế độ multiplayer, bạn có thể hoàn thành một game giải lập để hồi sinh. Nhiều người thay vì một người chơi có thể góp tiền lại để mua một cánh cửa đắt đỏ. Chế độ này cũng có “hướng dẫn vào công viên”, thứ sẽ lý giải cho bạn những thứ cơ bản về trò chơi. Đây là những thay đổi hoàn toàn được đón nhận khi độ phức tạp của nó đã được hiểu rõ qua những phiên bản trước.

Call of Duty: Infinite Warfare liệu có đáng đồng tiền bát gạo?
ảnh: makeuseof

Không gian công viên và khung cảnh đậm chất của những năm 80 kết hợp hoàn hảo trong chế độ Zombies. Giết zombie sẽ làm rơi ra “token”, bạn có thể thả những “token” này vào một chiếc máy để mở khóa những trạng thái tạm thời cũng như vũ khí mạnh mẽ. Hoàn thành những thử thách nhỏ từ một con robot để kiếm “ticket” dùng cho những vật phẩm đặc biệt.

Giọng của nhân vật trong game cũng thực sự ấn tượng- nổi bật là Paul Reubens (Pee-Wee Herman) với vai Wyler. Anh ta là người báo tin trong mỗi màn, và nghe anh ta mắng “You weren’t supposed to clear the set!” thực sự rất phi thường.

Chế độ Zombies có thể được chơi lại nhiều lần. Bạn có thể lên cấp như chế độ Multiplayer và có thể mở khóa phụ tùng vũ khí. Bạn có thể chơi chế độ này online với tối đa 3 người khác, vì vậy bạn nên tìm thêm vài chiến hữu để làm trò chơi vui hơn.

Kết luận

Mặc dù là tựa game thứ 3 trong chuỗi game sci-fi của Call of Duty, 2 phần 3  của Infinite Warfare khá “ngon lành”. Màn chơi chiến dịch tốt với những khoảnh khắc và diễn xuất tuyệt vời, chắc chắn là nó đáng chơi. Chế độ Zombies đầy tính mê hoặc và gần gũi hơn bao giờ hết. Nếu bạn hứng thú với 2 chế độ này, Infinite Warfare là một tựa game đáng để bạn mua.

Thật xấu hổ khi chế độ multiplayer lại không được như vậy. Những người say mê Call of Duty chắc hẳn sẽ bị thất vọng bởi tính đơn điệu của nó. Nếu bạn chưa xem qua những game khác tương tự thì đây là lúc. Dưới đây là một vài game bắn súng multiplayer đã được ra mắt thú vị hơn tựa game này.

Với những trận chiến hoành tráng trong bối cảnh World War I của Battlefield 1, hay những vị tướng đa dạng và đầy tính tập thể trong Overwatch. Bên cạnh đó vẫn còn có một tượng đài game sci-fi khác là Titanfall 2. Chúng ta không thể dối lòng rằng Infinite Warfare tốt hơn những tựa game trên.

Bạn đã chơi Infinite Warfare chưa? Bạn nghĩ gì về chế độ multiplayer và chế độ yêu thích của bạn là gì? Hãy cho Công Nghệ Việt biết dưới phần bình luận nhé!

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan